Thông tin liên hệ
- 0215 3836 679
- nongthonmoidb@gmail.com
Nông thôn mới Điện Biên (Đã xem: 9 )
Theo thông tin từ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Mường Nhé, ngày 24/8, UBND huyện Mường Nhé công bố dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn xã Nậm Kè. Theo đó, từ ngày 14/8 đến nay, dịch tả lợn châu Phi tái phát tại bản Phiêng Vai, xã Nậm Kè làm 9 con lợn của 4 hộ gia đình bị mắc bệnh. Ngay sau khi phát hiện, lực lượng chức năng đã phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành tiêu hủy 9 con lợn mắc bệnh với tổng trọng lượng 447kg theo quy định.
Ngày 24/8, đồng chí Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra, làm việc với Đảng uỷ, UBND xã Xá Nhè, huyện Tủa Chùa về tiến độ triển khai, thực hiện giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp giai đoạn 2019-2023 trên địa bàn xã.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực: Tỷ lệ che phủ rừng tăng lên; số vụ vi phạm pháp luật lâm nghiệp, số vụ cháy rừng giảm.
Như một cơ duyên, những ngày trung tuần tháng 8 vang vọng hào khí cách mạng, chúng tôi có dịp trở lại quê hương Anh hùng Vừ A Dính (xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo). Trải qua nhiều thập kỷ, đồng bào dân tộc Mông nơi đây luôn tự hào và làm theo tấm gương Anh hùng Vừ A Dính ra sức học tập, thi đua ái quốc, nỗ lực lao động, xây dựng cuộc sống no ấm, đủ đầy.
Ngày 16/8, Bộ Công thương tổ chức hội nghị trực tuyến với 25 tỉnh biên giới về phát triển kinh tế khu vực biên giới. Đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công thương chủ trì hội nghị.
Hội Nông dân huyện Tủa Chùa có 12 cơ sở Hội, với gần 7.800 hội viên. Để phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi” có sức lan tỏa và tạo được hiệu quả, những năm qua, các cấp Hội Nông dân đã vận động, hướng dẫn nông dân đầu tư phát triển kinh tế hộ gắn với quá trình tái cơ cấu ngành Nông nghiệp. Hội Nông dân huyện phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, mở rộng quy mô sản xuất. Từ đó nhiều hội viên đã mạnh dạn chuyển hướng sản xuất cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và đầu ra ổn định, biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Từ đầu năm đến nay, giá các loại phân bón đồng loạt tăng cao khiến sản xuất nông nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng, người nông dân phải cân nhắc, tính toán lại khi đầu tư sản xuất.
Ngày 10/8, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên phối hợp với Đại sứ quán Israel tại Việt Nam tổ chức hội thảo trực tuyến giới thiệu công nghệ nông nghiệp Israel.
Đến thời điểm hiện tại, vụ mùa năm 2021, toàn tỉnh gieo cấy được 19.388,8ha/19.742ha, đạt 98,2% so với kế hoạch. Hiện trà sớm và trà chính vụ đang trong giai đoạn đẻ nhánh rộ, đứng cái, trà muộn giai đoạn tỉa dặm, đẻ nhánh, lúa sinh trưởng và phát triển tốt. Thời gian qua, điều kiện thời tiết nắng nóng kèm theo mưa rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to và dông; cùng với đó là thời gian chuyển từ vụ đông xuân sang vụ mùa ngắn, kết hợp với một số kỹ thuật canh tác chưa hợp lý đã tạo điều kiện cho nhiều đối tượng sâu, bệnh phát sinh và gây hại trên cây lúa.
Bộ NN&PTNT cho biết, 7 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông, lâm, thuỷ sản ước đạt trên 53,2 tỷ USD, trong đó xuất khẩu (XK) ước đạt 28,6 tỷ USD, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm ngoái; nhập khẩu (NK) ước khoảng 24,7 tỷ USD, tăng 42,8%; xuất siêu khoảng 3,9 tỷ USD, giảm 25,8% so với cùng kỳ năm trước.
Trong sản xuất nông nghiệp, mã số vùng trồng là mã số định danh cho một vùng trồng trọt nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất; kiểm soát chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc cây trồng. Đồng thời, bảo đảm nông sản đưa vào quá trình lưu thông trên thị trường phải đúng nguồn gốc tại vùng trồng đó, tránh tình trạng trà trộn sản phẩm nơi khác vào. Đây là giải pháp quan trọng để khắc phục những rào cản về kiểm dịch thực vật từ phía các đơn vị tiêu thụ, nhất là đối tác nước ngoài. Tại tỉnh ta, lĩnh vực Nông nghiệp những năm qua có bước phát triển mạnh mẽ cả về “lượng” và “chất”, với nhiều loại nông sản đặc trưng. Để đáp ứng nhu cầu thị trường và hướng tới việc xuất khẩu nông sản, việc gắn mã số vùng trồng hiện nay đang ngày càng được tỉnh quan tâm, tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân đăng ký.
Sau thời gian tạm lắng, dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã tái phát tại TP. Điện Biên Phủ, gây nhiều thiệt hại cho người chăn nuôi và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển đàn lợn. Để kiểm soát dịch, bên cạnh sự nỗ lực dập dịch của ngành chuyên môn, chính quyền các cấp thì việc tuân thủ nghiêm các quy định về an toàn trong chăn nuôi vẫn là giải pháp hiệu quả nhất.
Ðiện Biên có tiềm năng để phát triển du lịch, dựa trên “3 trụ cột”: du lịch lịch sử, du lịch văn hóa và du lịch sinh thái. Về du lịch lịch sử, Ðiện Biên có quần thể di tích chiến trường Ðiện Biên Phủ, là di tích cấp quốc gia đặc biệt. Nhắc đến Ðiện Biên, không chỉ du khách trong nước mà cả thế giới biết đến với cuộc chiến tranh “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Ðiện Biên có 19 dân tộc cùng sinh sống. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa khác nhau. Là nơi để du khách đến tìm hiểu, khám phá bản sắc văn hóa, đời sống tâm linh. Nằm ở vùng cực Tây Tổ quốc, Ðiện Biên có nhiều danh lam thắng cảnh, suối khoáng nóng, hồ nước rộng lớn, cánh rừng nguyên sinh... để phát triển du lịch. Với tiềm năng, thế mạnh đó, năm 2016, Ðiện Biên đã ban hành Nghị quyết 03-NQ/TU về phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Mặc dù sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã đạt một số thành tựu, trong đó nhiều nông sản được chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP, OCOP song nông nghiệp tỉnh ta chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Hiện nay các doanh nghiệp, hợp tác xã và chủ thể kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp.
Đó là kết quả khảo sát năm 2020 của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên (đơn vị tư vấn) tại cuộc họp phê duyệt Đề án mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030, chiều ngày 25/12.
"Tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới", đây là một trong các giải pháp chủ yếu về phát triển kinh tế của tỉnh Điện Biên được đề cập đến tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Điện Biên lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Từ ngày 27-30/7, tại Lào Cai, Văn phòng điều phối NTM Trung ương phối hợp Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức lớp tập huấn thực hiện chương trình “Hỗ trợ thực hiện hai chương trình MTQG xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020” và tập huấn chương trình OCOP, phân tích chuỗi giá trị gắn với vấn đề giới.
Sau hơn 3 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và 1 năm thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại, ngành nông nghiệp của tỉnh đã có bước tiến đáng kể, kinh tế nông nghiệp từng bước chuyển dịch sang sản xuất hàng hóa, bộ mặt nông thôn được cải thiện rõ nét.
Ngày 19/06 Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) đã tổ chức Ngày hội phụ nữ khởi nghiệp với chương trình trưng bày nhằm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm đặc trưng của địa phương.
Đó là chương trình phối hợp giữa Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Liên minh HTX Việt Nam. Mục tiêu nhằm xây dựng xã hội nông thôn văn minh, hiện đại, HTX sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị và chi hội nông dân nghề nghiệp giai đoạn 2020- 2025.