Thông tin liên hệ

Điện Biên đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Thứ hai - 27/07/2020 21:51
Sau hơn 3 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và 1 năm thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại, ngành nông nghiệp của tỉnh đã có bước tiến đáng kể, kinh tế nông nghiệp từng bước chuyển dịch sang sản xuất hàng hóa, bộ mặt nông thôn được cải thiện rõ nét.
Giai đoạn 2016 - 2018, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tiến hành khảo nghiệm 15 giống, sản xuất thử 9 giống, thử nghiệm 17 giống cây trồng nông nghiệp các loại.
Giai đoạn 2016 - 2018, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tiến hành khảo nghiệm 15 giống, sản xuất thử 9 giống, thử nghiệm 17 giống cây trồng nông nghiệp các loại.

Cơ cấu ngành nông nghiệp từng bước chuyển dịch đúng hướng

Điển hình, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp tổ chức khảo nghiệm, sản xuất thử các giống cây trồng nông nghiệp mới để lựa chọn những giống thích nghi phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của tỉnh. Giai đoạn 2016 - 2018, đã tiến hành khảo nghiệm 15 giống, sản xuất thử 9 giống, thử nghiệm 17 giống cây trồng nông nghiệp các loại, trong đó đã lựa chọn được một số giống chất lượng cao, giá trị kinh tế vào sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Ngoài ra, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ đã được các doanh nghiệp, hợp tác xã áp dụng bước đầu thành công và nhân rộng trên địa bàn như: Ứng dụng công nghệ nhà lưới và canh tác thủy canh trong sản xuất ra tại huyện Điện Biên; công nghệ tưới nhỏ giọt với dự án trồng cây ăn quả công nghệ cao tại huyện Mường Ảng; áp dụng công nghệ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP trên rau và cây ăn quả với tổng diện tích khoảng 92ha.

Đặc biệt, từ vụ mùa năm 2018, kế thừa hiệu quả áp dụng cấy lúa theo phương pháp hiệu ứng hàng biên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với UBND huyện Điện Biên triển khai thành công máy cấy lúa với diện tích gần 30ha, đem lại hiệu quả kinh tế cao, giảm chi phí giống lúa, thuốc bảo vệ thực vật, giảm công lao động và khắc phục được cơ bản tình trạng lúa lẫn do gieo vãi. Vì vậy, trung bình mỗi ha, người dân tăng thêm được 10,5 triệu đồng so với gieo vãi truyền thống.

Trong năm 2017 - 2018, toàn tỉnh đã từng bước chuyển đổi từ đất nương, đất ruộng một vụ, cây màu hàng năm sang trồng cây ăn quả, cây công nghiệp là 1.136,73ha/1.816ha diện tích cần chuyển đổi.

Qua việc triển khai đề án tài cơ cấu ngành nông nghiệp đã từng bước hình thành liên kết giữa người dân và doanh nghiệp trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ một số nông sản gồm: Lúa gạo đã có 2 dự án cánh đồng lớn ở xã Thanh Yên, Thanh Hưng (huyện Điện Biên) do 2 hợp tác xã liên kết sản xuất với người dân có quy mô 92ha. Mô hình này đảm bảo lợi ích giữa doanh nghiệp và nông dân, đồng thời kiểm soát được chất lượng sản phẩm, sẽ được mở rộng trong những năm tiếp theo.

Cùng với đó, còn hình thành liên kết về sản xuất và chế biến chè shan tuyết, cây cà phê, cao su, mắc ca, dứa. Bên cạnh đó, một số tập đoàn lớn đang quan tâm khảo sát, hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ xin cấp chủ trương đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, trồng mắc ca gắn với chế biến và nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh.

Trong lĩnh vực lâm nghiệp, có một số mô hình đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng rừng và có tiềm năng để phát triển, nhân rộng tại địa phương như: Trồng cây thảo quả,  sa nhân và mô hình cây táo mèo (sơn tra) huyện Tuần Giáo; nuôi thả cánh kiến đỏ ở xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà... hiệu quả kinh tế đạt từ 60 đến 130 triệu đồng/ha/năm.

Đến nay, cơ cấu ngành nông nghiệp từng bước chuyển dịch đúng hướng, giá trị sản phẩm chủ lực tăng lên, thu hút thêm được các nguồn lực, đặc biệt là thu hút được 18 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; hình thành 2 dự án liên kết theo mô hình cánh đồng lớn; tổ chức xây dựng và xác nhận 13 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn liên kết giữa doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh với các hộ dân... Kết quả đạt được bước đầu đã thể hiện sự đúng đắn của chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp.

Vẫn còn khó khăn trong việc thực hiện tái cơ cấu
Tuy nhiên, việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp vẫn còn một số khó khăn: Việc thu hút, huy động các nguồn lực xã hội vào thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp còn hạn chế; thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang phát triển những cây trồng có giá trị cao, thị trường tiêu thụ ổn định còn chậm. Thu nhập từ từ rừng còn thấp, đầu tư thâm canh, trồng rừng gắn với nhà máy chế biến còn nhiều hạn chế, bảo vệ rừng còn gặp nhiều khó khăn.

s
Có 2 dự án cánh đồng lớn ở xã Thanh Yên, Thanh Hưng (huyện Điện Biên). 

Mặt khác, thiếu sự gắn kết giữa sản xuất với bảo quản, chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm nên hiệu quả chưa cao; thực hiện sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn còn ít, chậm và gặp nhiều vướng mắc trong khâu đất đai. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và sản xuất đặc biệt ở các khâu bảo quản, chế biến còn chậm; liên kết "4 nhà" trong sản xuất theo chuỗi giá trị gặp nhiều khó khăn. Việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp còn ít, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của ngành.
Xây dựng thương hiệu vùng
Trong thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức tạo sự thống nhất về tính tất yếu và tầm quan trọng của thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp đến các sở, ngành, địa phương và người dân trong tỉnh về xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn, thích ứng với biến đổi khí hậu hướng tới hàng hóa; chương trình nông thôn mới... Tiếp tục kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; đồng thời kịp thời nắm bắt, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án phát triển nông, lâm nghiệp đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, hỗ trợ xây dựng thương hiệu vùng cho một số sản phẩm đặc thù, thế mạnh của từng địa phương như: Lúa gạo, rau an toàn (huyện Điện Biên, TP. Điện Biên Phủ); mắc ca, cà phê (Tuần Giáo, Mường Ảng); chè, dược liệu, gà, lợn địa phương, dê (Tủa Chùa); trâu, bò (Mường Nhé, Điện Biên Đông, Mường Chà)...

Nguồn tin: Xuân Diệp

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hình ảnh
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây