Thông tin liên hệ
- 0215 3836 679
- nongthonmoidb@gmail.com
Nông thôn mới Điện Biên (Đã xem: 9 )
Ðầu năm 2016, toàn tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo trên 48%, thuộc diện cao nhất cả nước. Vì vậy, giảm nghèo bền vững luôn là nhiệm vụ Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Ðiện Biên đặc biệt quan tâm. Trải qua một nhiệm kỳ với quyết tâm cao, nhiều chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo được triển khai trên địa bàn tỉnh đã đạt kết quả tích cực, giúp cho đời sống người dân ngày càng nâng lên, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới. Nhờ vậy, tỷ lệ hộ nghèo dự kiến đến cuối năm 2020 sẽ giảm 17,47% so với năm 2016.
Kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới; đời sống vật chất và tinh thần của người dân khu vực nông thôn từng bước được cải thiện; thu nhập bình quân đầu người tăng; tỷ lệ hộ nghèo giảm... Ðó là những kết quả nổi bật sau 10 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) Xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2011 - 2020 trên địa bàn tỉnh.
Là 1 trong 62 huyện nghèo nhất cả nước, sau hơn 10 năm triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), dù đã đạt một số kết quả đáng mừng, nhưng đến nay huyện Mường Nhé vẫn chưa có xã nào “cán đích”. Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng theo nhận định của lãnh đạo huyện Mường Nhé thì lực cản từ tiêu chí hộ nghèo đang làm khó các xã vùng sâu, vùng xa, biên giới trong tiến trình “cán đích” NTM theo đúng lộ trình.
Những năm qua, để tạo điều kiện cho nhân dân đi lại, sinh hoạt, giao thương buôn bán, huyện Mường Nhé đã lồng ghép các nguồn vốn, chú trọng phát triển giao thông nông thôn (GTNT), đặc biệt là các tuyến đường liên xã, bản. Ðây được xem là đòn bẩy để Mường Nhé thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo ở những xã, bản vùng sâu, vùng xa, biên giới.
Triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đã góp phần tích cực giúp người dân xóa đói giảm nghèo, đổi thay diện mạo nông thôn, đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên vì nhiều lý do mà thời gian qua việc thanh toán và giải ngân nguồn vốn này trên địa bàn tỉnh còn chậm so với kế hoạch.
Tròn một tháng sau khi đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nhưng không khí thi đua xây dựng đời sống văn hóa, tăng gia sản xuất của các tổ chức, đoàn thể và người dân trên địa bàn xã Sam Mứn (huyện Điện Biên) vẫn diễn ra sôi nổi. Những ngày này, trở lại xã Sam Mứn, con đường bê tông đến các bản rực rỡ sắc hoa như một bức tranh xuân đầy sức sống. Đây là tuyến đường hoa do các hội viên phụ nữ và người dân bản Cà Phê chăm sóc, vun trồng đã góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn; qua đó cũng thể hiện ý thức của mỗi người trong giữ gìn vệ sinh môi trường xây dựng NTM.
Việc quy hoạch, đầu tư xây dựng chợ nông thôn là hướng đi đúng, bảo đảm phát triển các trung tâm cụm xã và xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa, tiêu thụ các loại nông sản, từ đó nhằm thay đổi bộ mặt cho các vùng nông thôn. Thế nhưng, nhiều năm qua không ít chợ trên địa bàn tỉnh Điện Biên được đầu tư xây dựng khá khang trang nhưng xây xong rồi không có tiểu thương buôn bán, gây lãng phí nguồn vốn đầu tư.
Đến xã Thanh Chăn (huyện Điện Biên) vào những ngày tháng 7, ấn tượng đầu tiên chúng tôi cảm nhận được là những con đường bê tông thoáng đãng, phong quang và sạch sẽ. Được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2015, xã Thanh Chăn đã và đang có nhiều nỗ lực trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chung tay cùng với chính quyền địa phương giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
Sau gần 7 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Sam Mứn, huyện Điện Biên đã được công nhận xã đạt chuẩn NTM. Tại lễ công bố vào chiều nay (28/7), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lò Văn Tiến đã trao bằng công nhận xã nông thôn mới cho lãnh đạo xã Sam Mứn.
Xác định phát triển hạ tầng giao thông phải đi trước một bước, tạo tiền đề và là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, những năm qua huyện Mường Chà đã vận dụng linh hoạt các nguồn vốn để đầu tư xây dựng, phát triển hạ tầng giao thông, nhất là giao thông nông thôn (GTNT).
ĐBP - Huyện Ðiện Biên đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 xây dựng xã Thanh Hưng đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao và tiến tới xây dựng NTM kiểu mẫu. Ðể đạt được NTM nâng cao, xã Thanh Hưng phải đạt được 16 tiêu chí và 34 chỉ tiêu theo Quyết định 330/QÐ-UBND ngày 18/4/2018 của UBND tỉnh về ban hành Bộ tiêu chí xã NTM nâng cao đến năm 2020. Tuy nhiên, thời hạn sắp hết, nhưng đến nay, qua rà soát, đánh giá, việc xây dựng NTM nâng cao trên địa bàn xã Thanh Hưng vẫn gặp nhiều khó khăn.
Năm 2018, xã Mường Phăng (TP. Điện Biên Phủ) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Diện mạo nông thôn có nhiều thay đổi, đời sống của nhân dân từng bước được nâng cao. Đặc biệt, đầu năm 2020, xã Mường Phăng được sáp nhập về TP. Điện Biên Phủ, đây cũng là điều kiện thuận lợi để xã tiếp tục huy động mọi nguồn lực giữ vững và nâng cao các tiêu chí NTM, sẵn sàng cho giai đoạn tiếp theo của quá trình xây dựng NTM.
Hiện nay, toàn tỉnh có 13 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí, được UBND tỉnh công nhận xã cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Ðây là bước đệm quan trọng để các xã phấn đấu “về đích” NTM giai đoạn 2016 - 2020. Tuy nhiên, để hoàn thành 19/19 tiêu chí là việc không dễ dàng. Thực tế là, mặc dù chính quyền và nhân dân đã nỗ lực phấn đấu, song các xã cơ bản đạt chuẩn rất khó để hoàn thành Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM theo đúng kế hoạch.
Là nơi cư ngụ chủ yếu của đồng bào dân tộc Mông nhiều đời nay, thôn Cáng Tỷ (xã Sín Chải, huyện Tủa Chùa) được biết đến là khu dân cư điển hình khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, phát triển kinh tế. Thành công ấy có sự đóng góp không nhỏ của người có uy tín và ban công tác mặt trận tại cơ sở trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ hủ tục, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh tại khu dân cư.
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Huyện ủy, HÐND, UBND huyện với quyết tâm chính trị cao bằng các chương trình hành động cụ thể, thiết thực cùng với sự chung sức đồng lòng của cả hệ thống chính trị và nhân dân đã giúp huyện Ðiện Biên đạt nhiều thành tích nổi bật. Kết quả xây dựng NTM đã góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, đảm bảo an ninh trật tự; bộ mặt nông thôn thay đổi rõ rệt, đời sống người dân được nâng cao.
Trong 5 năm triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), Uỷ ban MTTQ Việt Nam xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên đã bám sát các nội dung nghị quyết của Đảng uỷ; Phối hợp với chính quyền, các ban ngành đoàn thể xã tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân triển khai thực hiện tốt 5 nội dung của Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh" gắn với thực hiện 19 tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM. Qua đó, đã góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân.
Xây dựng nông thôn mới (NTM) được Ủy ban MTTQ xã Thanh Hưng (huyện Ðiện Biên) xác định là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết. Ðể đi tới thành công đòi hỏi các cấp, các ngành và toàn xã hội cùng tham gia. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, điều hành của chính quyền; MTTQ xã bám sát các nội dung nghị quyết của Ðảng ủy; chủ động xây dựng và ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn Ban công tác mặt trận khu dân cư triển khai thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Ðặc biệt MTTQ xã phối hợp với chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể xã tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân triển khai thực hiện tốt 5 nội dung của Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với thực hiện 19 tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM.
Việc hoàn thành các tiêu chí trong Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới đối với các xã ở tỉnh ta đã khó, song việc giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí lại càng khó hơn, nhất là tiêu chí môi trường. Vì thế, để duy trì và nâng cao chất lượng tiêu chí môi trường luôn đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự cố gắng nỗ lực của các tầng lớp nhân dân, chính quyền sở tại.
Những năm qua, huyện Tủa Chùa đã quan tâm, ưu tiên các nguồn vốn để tập trung phát triển, kiến cố hóa hệ thống giao thông nông thôn tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững.
Tiêu chí môi trường là tiêu chí số 17 trong bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới. Với các xã nông thôn miền núi, biên giới để đạt được tiêu chí này địa phương phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó quan trọng hơn cả là nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân nông thôn.