Thông tin liên hệ
- 0215 3836 679
- nongthonmoidb@gmail.com
Nông thôn mới Điện Biên (Đã xem: 8 )
Đó là kết quả khảo sát năm 2020 của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên (đơn vị tư vấn) tại cuộc họp phê duyệt Đề án mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030, chiều ngày 25/12.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh điều này tại Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 vào sáng ngày 22/12/2020, tại Hà Nội.
Năm 2017, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch 2203/KH-UBND về việc thực hiện cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2021 và định hướng đến năm 2026. Ðến nay, sau 3 năm triển khai thực hiện đã đạt một số kết quả khả quan, nhưng thực trạng ruộng đất manh mún, nhất ở các huyện vùng cao vẫn đang là trở ngại lớn nhất khi muốn nhân rộng mô hình; cùng với đó các chính sách hỗ trợ người dân chưa phát huy tối đa hiệu quả.
Trong những năm gần đây, người trồng cà phê Mường Ảng luôn phải đối mặt với những khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa luôn là bài toán nan giải đối với người nông dân. Trong điều kiện đó, mô hình sản xuất cà phê thóc ở bản Na Luông, xã Ẳng Nưa được kỳ vọng mở ra hướng đi mới để người nông có thể dân yên tâm sống được bằng loại cây này.
Tỉnh ta có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, với nhiều nông sản đặc trưng, như: Gạo tám; cà phê Mường Ảng; chè Tủa Chùa; nếp tan Na Son; bí đao Tìa Dình; khoai sọ Phì Nhừ; khoai sọ tím Tủa Chùa… Tuy nhiên hiện nay, việc phát triển các sản phẩm đặc sản vùng miền, lợi thế của địa phương trên địa bàn tỉnh đang gặp nhiều khó khăn; phần lớn các mô hình vẫn chỉ ở quy mô nhỏ, giá trị gia tăng của sản phẩm chưa cao.
Hàng loạt công trình nước sinh hoạt không phát huy hiệu quả dẫn đến người dân thiếu nước sinh hoạt; hạn chế trong công tác quản lý, vận hành các công trình; khó thu tiền nước sinh hoạt… là thực trạng diễn ra trong nhiều năm qua trên địa bàn tỉnh. Mặc dù nhận trách nhiệm trước hết thuộc về mình, nhưng đến nay ngành Nông nghiệp tỉnh vẫn chưa có giải pháp khắc phục.
Thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp tỉnh ta có những chuyển biến tích cực. Nông dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng vụ, lựa chọn các loại giống có năng suất, chất lượng cao để tăng thu nhập.
Những năm qua, từ nguồn vốn hỗ trợ của Chương trình 135/CP về phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi của Chính phủ (gọi tắt là Chương trình 135), các địa phương trong tỉnh đã từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt… góp phần cải thiện đời sống của người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số.
03 năm trở lại đây, các huyện, thị xã, thành phố đã vận dụng linh hoạt những chính sách, nguồn vốn hỗ trợ người dân phát triển, mở rộng diện tích cây ăn quả. Nhờ đó diện tích cây ăn quả toàn tỉnh liên tục tăng và điểm mới trong giai đoạn này là 100% dự án đều thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất.
Ðể hỗ trợ hộ nghèo kịp thời, hiệu quả, điều quan trọng là tìm ra nguyên nhân nghèo từ đó triển khai các chương trình hỗ trợ phù hợp với từng hoàn cảnh gắn với tiềm năng phát triển của địa phương, giúp giảm nghèo nhanh và bền vững. Trong đó, các giải pháp: Hỗ trợ hộ nghèo tiếp cận vốn vay ưu đãi phát triển sản xuất; hỗ trợ nhà ở; tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, học nghề... đã tạo động lực để hộ nghèo vươn lên.
Xác định phát triển giao thông nông thôn có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, góp phần thực hiện thành công mục tiêu xây dựng nông thôn mới, những năm qua, huyện Mường Ảng đã nỗ lực huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là phát huy được sức dân để mở rộng, nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn.
Hỗ trợ hộ nghèo sao cho hiệu quả là câu hỏi khó được nhắc đến nhiều năm nay. Câu chuyện “trao cần câu” và giảm “cho không” người nghèo cũng được quan tâm. Nhưng dù là chính sách gì thì quan trọng hơn cả vẫn là cách triển khai thế nào để người nghèo vừa thấy được sự quan tâm của Ðảng và Nhà nước, vừa có trách nhiệm, động lực vươn lên.
Vốn dành cho lĩnh vực nông nghiệp không hề nhỏ, nhưng hiệu quả vẫn còn hạn chế. Cần đẩy mạnh việc tích tụ ruộng, đất và phát triển bảo hiểm dành cho nông nghiệp để có thể thúc đẩy nhiều hơn nữa doanh nghiệp và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực này.
Điện Biên mùa ngâu mưa rất phũ, những cơn mưa đổ về ràn rạt… Đất đồi vốn đỏ au nay mưa xuống chuyển màu vàng sậm, bở tơi vì liên kết yếu. Mùa này cây cối tốt tươi, tất thảy đại ngàn xanh một màu tràm bát ngát. Nhưng trong ngút ngàn xanh ấy, có không ít diện tích chỉ là cây “chó đẻ”… loài cây không thể giúp đồng bào hết đói nghèo. Lẽ đó mà cấp chính quyền đã kêu gọi đầu tư, trồng cây “triệu đô” trên dốc nghèo mùn, màu đỏ vàng.
Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là giải pháp để phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị. Sau 2 năm triển khai chương trình trên địa bàn tỉnh, bước đầu đã có kết quả tích cực, góp phần phát triển nông nghiệp nông thôn, xây dựng nông thôn mới.
Hiện nay phần lớn doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu về mẫu mã, bao bì và chất lượng sản phẩm nên một lượng lớn nông sản vẫn đang ở bên ngoài các kênh phân phối hiện đại như: Hệ thống siêu thị, sàn giao dịch thương mại điện tử...
Theo quy định tại Nghị định số 52/2018/NÐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có nghề, làng nghề truyền thống được công nhận. Các nghề, làng nghề chỉ cơ bản đạt các tiêu chí và sản xuất mang tính tự phát, quy mô nhỏ, hầu hết thiếu vốn, chưa được hỗ trợ đầu tư về hạ tầng, trang thiết bị công nghệ lạc hậu. Bởi vậy chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa đa dạng để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Phát triển nông sản theo chuỗi mang lại nhiều lợi ích như: Nông dân chủ động đầu ra sản phẩm, doanh nghiệp (DN) có nguồn hàng chất lượng cao, cơ quan chức năng dễ quản lý và người tiêu dùng truy xuất được nguồn gốc sản phẩm... Thế nhưng đến nay việc liên kết này vẫn còn hạn hẹp, tình trạng nông dân tự sản, tự tiêu vẫn diễn ra phổ biến trên địa bàn tỉnh.
Sau gần 4 năm thành lập, đi vào hoạt động, Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ tổng hợp Thanh Yên (huyện Điện Biên) mở hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa gạo chất lượng cao theo mô hình liên kết với nông dân, nâng cao hiệu quả kinh tế, được nông dân tin tưởng.
Những năm qua, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã được các cấp hội nông dân huyện Mường Ảng triển khai có hiệu quả. Nhiều nông dân sau khi được hỗ trợ đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.