Thông tin liên hệ
- 0215 3836 679
- nongthonmoidb@gmail.com
Nông thôn mới Điện Biên (Đã xem: 9 )
Từ ngày 27-30/7, tại Lào Cai, Văn phòng điều phối NTM Trung ương phối hợp Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức lớp tập huấn thực hiện chương trình “Hỗ trợ thực hiện hai chương trình MTQG xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020” và tập huấn chương trình OCOP, phân tích chuỗi giá trị gắn với vấn đề giới.
Từ ngày 23/7 đến 24/7/2020, Văn phòng Điều phối NTM tỉnh đã phối hợp với Hội liên Hiệp phụ nữ tỉnh Điện Biên tổ chức đoàn đi tham quan học tập kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Giang.
Điện Biên là tỉnh có nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc trưng có thể xây dựng thành đặc sản mang “thương hiệu Điện Biên” để nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh, quảng bá thị trường và tìm hướng xuất khẩu. Song, ngay với thị trường trong nước, nông sản Điện Biên vẫn chưa có nhiều sản phẩm xây dựng được thương hiệu, chỉ dẫn địa lý nên chưa định vị được chỗ đứng. Điều đó cho thấy việc xây dựng thương hiệu đối với các mặt hàng nông sản chủ lực của Điện Biên đang là vấn đề cần được chính quyền, doanh nghiệp và người dân quan tâm.
Tỉnh ta có nhiều sản phẩm nông sản đặc trưng, trong đó một số sản phẩm đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường. Để khai thác tiềm năng, lợi thế, gia tăng giá trị sản phẩm, những năm gần đây, chính quyền các cấp, các doanh nghiệp, hợp tác xã đang nỗ lực xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản chủ lực.
Sau khi được công nhận đạt chuẩn OCOP, một số sản phẩm đặc trưng của tỉnh đang từng bước thâm nhập các thị trường lớn, giá trị sản phẩm và doanh thu của các chủ thể kinh tế tăng lên. Nhu cầu thị trường lớn đòi hỏi các doanh nghiệp, hợp tác xã mở rộng quy mô sản xuất, song thực tế đang gặp nhiều khó khăn.
Từ ngày 28/7 đến 30/7/2020, Văn phòng Điều phối NTM tỉnh đã phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Điện Biên tổ chức đoàn đi tham quan học tập kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Hà Giang và tỉnh Sơn La.
Từ ngày 30/10 – 4/11, tại thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh 2020 với trên 400 gian hàng của 45 tỉnh, thành trong cả nước.
Sáng nay (21/12), Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP năm 2020, tổ chức hội nghị đánh giá và xếp hạng sản phẩm tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2020. Đồng chí Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Chủ tịch Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP năm 2020 chủ trì hội nghị.
Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh lần thứ XIV xác định 8 nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ 2020 - 2025; trong đó nhiệm vụ đầu tiên là phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ cao, phát triển bền vững. Ðiều đó cho thấy Ðảng bộ tỉnh đã xác định rõ vai trò của sản xuất nông nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và cũng là khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng lòng chảo Mường Thanh - vựa lúa gạo vùng Tây Bắc. Ðưa nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững là chủ trương và hướng đi đúng nhưng làm thế nào để nông nghiệp tỉnh ta phát triển bền vững thì cần chương trình hành động, giải pháp cụ thể; đặc biệt cần sự quan tâm trong công tác quy hoạch, quản lý, điều hành, chính sách đối với nông nghiệp…
Thu hút doanh nghiệp, các thành phần kinh tế tham gia đầu tư là “đòn bẩy” để khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế phát triển nông nghiệp - nông thôn. Song đến nay, việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn; rất ít doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này, quy mô nhỏ, hiệu quả chưa cao.
Xác định để thu hút các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn có tiềm lực đầu tư thì yếu tố căn cốt là phải tận tình, trách nhiệm với các nhà đầu tư bằng những cách làm sáng tạo, hiệu quả; đặc biệt là nỗ lực cải cách thủ tục hành chính để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Theo đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính. Trong đó, tập trung vào các lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp như: Chỉ số khởi sự kinh doanh, tiếp cận đất đai, xây dựng, đào tạo lao động, thiết chế pháp lý...
Bộ mặt nông thôn có sự thay đổi mạnh mẽ, hạ tầng ngày càng hoàn thiện như hôm nay có sự đóng góp không nhỏ của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Bà con sẵn sàng hiến đất, bỏ ngày công lao động làm đường giao thông, các công trình, cơ sở hạ tầng là việc làm tưởng chừng như nhỏ nhưng lại có ý nghĩa rất lớn, giúp các địa phương trong tỉnh sớm đạt các tiêu chí và về đích NTM trong thời gian tới.
Với sự đóng góp của cấp ủy, chính quyền, nhân dân và công sức hoàn thiện của lực lượng đoàn viên thanh niên, nhiều tuyến đường nội bản trên địa bàn huyện Mường Ảng đã được thắp sáng, góp phần đảm bảo an ninh trật tự, đổi thay diện mạo nông thôn.
Sáng ngày 16/12/2021 Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP năm 2021
Sáng ngày 05 tháng 01 năm 2022 UBND huyện Mường Nhé tổ chức lễ công bố xã Sín Thầu đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020