Thông tin liên hệ
- 0215 3836 679
- nongthonmoidb@gmail.com
Nông thôn mới Điện Biên (Đã xem: 8 )
Ðối với chỉ số khởi sự doanh nghiệp, áp dụng cơ chế liên thông bằng hình thức kết nối điện tử giữa cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh và gộp chung cả 3 thủ tục (đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, đăng tải con dấu) do 1 cơ quan thực hiện là Sở Kế hoạch và Ðầu tư, đã giúp giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Công tác hướng dẫn, xử lý hồ sơ đăng ký đã được cơ quan đăng ký kinh doanh nỗ lực cải thiện, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Ðến nay thời gian trung bình cấp đăng ký mới là 1,21 ngày, thời gian trung bình cấp đăng ký thay đổi là 1,26 ngày (theo Luật Doanh nghiệp quy định là 3 ngày làm việc), 100% hồ sơ tiếp nhận được xử lý đúng và sớm hơn quy định. Hệ thống thông tin đăng ký thuế tự động xử lý thông tin, tạo mã số và truyền sang hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ngay trong ngày làm việc (trước đây theo quy định việc trao đổi thông tin cấp mã số doanh nghiệp và mã số thuế là 3 ngày).
Tương tự, chỉ số cấp phép xây dựng, đảm bảo 100% thủ tục hành chính về lĩnh vực xây dựng tiếp nhận qua bộ phận “một cửa”, “một cửa liên thông” được xử lý đúng thời gian quy định. Ðặc biệt, giảm tối thiểu 20% thời gian giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực xây dựng, riêng thủ tục cấp phép xây dựng giảm 56% thời gian, cụ thể là thực hiện cấp phép xây dựng không quá 17 ngày (theo quy định là 30 ngày). Kết quả trong năm 2020, đã giải quyết xong 5 hồ sơ xin cấp phép xây dựng (thời gian cấp phép ngắn nhất là 3 ngày, thời gian dài nhất là 21 ngày, trung bình là 11 ngày trên một giấy phép xây dựng).
Các chỉ số về tiếp cận đất đai, pháp lý, tín dụng… được thực hiện có hiệu quả đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Chỉ số cải cách hành chính năm 2019 của tỉnh xếp hạng thứ 27/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, tăng 1 bậc so với năm 2018 (năm 2020 chưa công bố); chỉ số PCI năm 2019 tăng 3 bậc, xếp thứ 44 toàn quốc và nằm trong nhóm các tỉnh được xếp hạng loại khá.
Với các giải pháp triển khai kịp thời, công tác thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến. Từ năm 2020 đến nay, UBND tỉnh đã quyết định chủ trương đầu tư và thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 12 dự án về lĩnh vực thủy điện, thương mại - dịch vụ, nông - lâm nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng, nâng tổng số dự án đầu tư đang triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh lên 204 dự án với tổng số vốn đăng ký trên 31,6 nghìn tỷ đồng. Ðặc biệt, đầu tháng 3 vừa qua, UBND tỉnh đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư với Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC về một số dự án, như: Khách sạn, trung tâm thương mại và nhà ở thương mại tại phường Thanh Trường (TP. Ðiện Biên Phủ); tổ hợp sân Golf, khu thương mại dịch vụ, khu du lịch nghỉ dưỡng tại xã Thanh Nưa (huyện Ðiện Biên). Ngoài ra, tỉnh đã xây dựng các danh mục dự án thu hút, kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021 - 2025, với 6 dự án dự kiến tổng vốn kêu gọi đầu tư khoảng 800 triệu USD.
Nguồn tin: Bài, ảnh: Văn Tâm
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn