Thông tin liên hệ
- 0215 3836 679
- nongthonmoidb@gmail.com
Nông thôn mới Điện Biên (Đã xem: 9 )
Giữ gìn vệ sinh môi trường, tạo “bức tranh” nông thôn khang trang, sạch đẹp là một trong những tiêu chí quan trọng để xây dựng nông thôn mới (NTM). Thế nhưng, môi trường là tiêu chí “mềm”, được xem là một trong những tiêu chí khó thực hiện nhất, đòi hỏi sự tham gia tích cực, liên tục của người dân. Xác định được điều đó, cấp ủy, chính quyền các cấp cũng như đoàn thể, nhân dân cần chung tay, phấn đấu và giữ vững tiêu chí “mềm” này, nhằm góp phần bảo vệ môi trường sống ngày càng xanh - sạch - đẹp, giúp địa phương sớm về đích theo đúng lộ trình và giữ vững tiêu chí NTM.
Với mục tiêu về đích nông thôn mới (NTM) trong năm 2022, thời gian này, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Hẹ Muông (huyện Điện Biên) đang tích cực triển khai các hoạt động, huy động mọi nguồn lực, phấn đấu cán đích NTM theo đúng kế hoạch đề ra.
Theo quy định của tỉnh, mỗi xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) phải phấn đấu có 2 thôn, bản được công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Vì vậy, các xã ngay sau khi được công nhận NTM đã triển khai xây dựng thôn, bản NTM kiểu mẫu. Nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là người dân đồng thuận cao, việc xây dựng mô hình thôn, bản NTM kiểu mẫu mang lại kết quả tích cực.
Những năm qua, cùng với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh đã tích cực triển khai nhiều giải pháp phối hợp cùng cấp ủy, chính quyền cơ sở và nhân dân xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn các xã biên giới.
Mặc dù đã tập trung nhiều giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay huyện Tủa Chùa vẫn chưa có xã nào đạt chuẩn tiêu chí số 17 về môi trường. Đây là nhiệm vụ còn nhiều khó khăn đối với huyện vùng cao này.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông tin, cả nước hiện có 5.706/8.227 xã (69,4%) đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 23 xã so với tháng 3-2022; 663 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; bình quân cả nước đạt 17 tiêu chí/xã; 225 đơn vị cấp huyện thuộc 55 tỉnh, thành phố hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn nông thôn mới; 16 tỉnh, thành phố có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Bây giờ về Phai Tung, xã Mường Báng (huyện Tủa Chùa) dễ dàng nhận thấy những đổi thay ở bản vùng cao này. Con đường nội bản được bê tông hóa, đi lại thuận tiện, nhà văn hóa thôn được xây dựng khang trang phục vụ sinh hoạt văn hóa cộng đồng, hội họp, vui chơi. Kết quả đó có phần đóng góp không nhỏ của gia đình ông Mào Văn Tín, bởi gia đình ông đã tình nguyện hiến 600m2 làm nhà văn hóa thôn và làm đường bê tông.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay, cả nước có 5.683 xã/8.227 xã (chiếm 69,1%) đạt chuẩn nông thôn mới; có 581 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; có 225 đơn vị cấp huyện thuộc 55 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ đạt chuẩn nông thôn mới; 15 tỉnh có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ tại hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 được tổ chức ngày 21/4.
Thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới”, xã Phìn Hồ (huyện Nậm Pồ) đã xuất hiện nhiều cá nhân, hộ gia đình sẵn lòng hiến đất xây dựng nhà văn hóa, làm đường giao thông, xây dựng chợ, sân chơi thể thao... dù cuộc sống còn khó khăn. Sự chung sức, đồng lòng của người dân đã và đang giúp địa phương nhanh chóng hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới.
Năm 2021, tỉnh ta đặt mục tiêu phấn đấu có 10 xã đạt chuẩn và cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Mục tiêu đặt ra là vậy, song quá trình thực tế triển khai thực hiện, các xã gặp rất nhiều khó khăn nên kết quả đạt được không như kỳ vọng. Vừa qua, Ban Chỉ đạo Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh tổ chức xét, công nhận thêm 6 xã cơ bản đạt chuẩn NTM năm 2021. Như vậy, tỉnh ta mới chỉ hoàn thành 60% kế hoạch năm 2021 đề ra, trong đó đáng chú ý là mục tiêu có xã đạt chuẩn NTM không thực hiện được. Các xã đăng ký “về đích” NTM nhưng không hoàn thành kế hoạch gồm: Ẳng Cang (huyện Mường Ảng); Mường Luân (huyện Điện Biên Đông) và Mường Nhà (huyện Điện Biên). Các xã đăng ký cơ bản đạt chuẩn nhưng không thực hiện được gồm: Sen Thượng (huyện Mường Nhé); Noong U (huyện Điện Biên Đông); Mùn Chung (huyện Tuần Giáo) và Hẹ Muông (huyện Điện Biên). Kết quả trên đã phản ánh đúng thực chất quá trình xây dựng NTM ở các xã và thêm phần khẳng định xây dựng NTM trong giai đoạn mới sẽ còn nhiều khó khăn, thách thức.
Chiều 30/3, UBND tỉnh tổ chức họp xét, công nhận các xã cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2021; thống nhất nội dung Bộ tiêu chí thôn, bản NTM và Bộ tiêu chí thôn, bản NTM kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh đến năm 2025. Đồng chí Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp.
Xác định giao thông đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao dân trí, thúc đẩy phát triển kinh - tế xã hội của địa phương, những năm qua, từ nhiều nguồn vốn khác nhau cũng như sự đóng góp, hỗ trợ của nhân dân, huyện Mường Nhé, quan tâm, đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống mạng lưới giao thông, nhất là các tuyến đường giao thông liên xã, liên thôn, bản… Từ đó không chỉ đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân mà còn góp phần thuận lợi trong quá trình giao thương hàng hóa.
Với việc tập trung ưu tiên, sử dụng linh hoạt các nguồn vốn để kiên cố hệ thống kênh mương, thủy lợi đã tạo điều kiện mở rộng diện tích bãi tưới, nâng cao hiệu quả canh tác, góp phần hoàn thiện tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Địa bàn vùng cao còn nhiều khó khăn, địa hình phức tạp, giao thông chia cắt, chi phí đầu tư cho hạ tầng lưới điện ngày càng lớn... là những thách thức trong thực hiện chủ trương đưa điện lưới quốc gia về 100% thôn, bản theo tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn huyện Tuần Giáo. Để hoàn thành tiêu chí, xóa những bản “trắng” điện lưới quốc gia, chính quyền huyện Tuần Giáo và các đơn vị chức năng đã, đang thực hiện những bước đi phù hợp, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, từng bước đưa điện lưới quốc gia về địa bàn nông thôn.
Xây dựng thôn, bản nông thôn mới (NTM) là một trong những nội dung quan trọng trong Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) Xây dựng NTM được Ban Chỉ đạo các chương trình MTQG của tỉnh xác định trong giai đoạn 2021 - 2025. Tuy nhiên, đến nay do công tác chỉ đạo triển khai thực hiện tại một số địa phương chưa quyết liệt nên tỷ lệ thôn, bản đạt chuẩn NTM không cao, chưa đáp ứng mục tiêu, kế hoạch đề ra.
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới, xã Mường Pồn (huyện Điện Biên) đã hoàn thành 15/19 tiêu chí. Trong đó, tiêu chí thu nhập chưa đạt, hiện nay thu nhập bình quân của xã là gần 27 triệu đồng/người/năm. Vì vậy, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong xã đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao thu nhập, bảo đảm thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới.
Pa Thơm là một trong những xã biên giới còn nhiều khó khăn của huyện Điện Biên; địa bàn rộng, dân cư thưa thớt, tỷ lệ hộ nghèo cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình xây dựng nông thôn mới. Nhưng với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, cùng với sự đồng lòng của nhân dân, chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Pa Thơm đã đạt những kết quả tích cực.
Sau khi đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào năm 2018, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên) tiếp tục nỗ lực củng cố, nâng chuẩn các tiêu chí; đồng thời triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng xã NTM nâng cao, tiến tới xây dựng xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Những năm qua, huyện Điện Biên tập trung tối đa nguồn lực phát triển, nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng giao thông, đặc biệt là mạng lưới giao thông nông thôn. Bên cạnh nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, huyện đã tạo được sự đồng thuận và ủng hộ từ phía người dân, doanh nghiệp và các tổ chức đoàn thể xã hội tham gia phát triển giao thông nông thôn.