Thông tin liên hệ
- 0215 3836 679
- nongthonmoidb@gmail.com
Nông thôn mới Điện Biên (Đã xem: 9 )
Nhằm từng bước chuyển giao, mở rộng phương thức canh tác lúa theo hướng hữu cơ, thay đổi thói quen sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hóa học sang phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học, vụ mùa năm 2021 Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã triển khai mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất lúa theo hướng hữu cơ gắn với liên kết bao tiêu sản phẩm. Tổng kết mô hình cho thấy không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao mà còn đạt hiệu quả về mặt xã hội, môi trường.
“Tùy mức độ vi phạm, cá nhân hoặc hộ gia đình sẽ không được hưởng tiền dịch vụ môi trường rừng ít nhất 3 năm, thậm chí không cho tham gia vào hoạt động truyền thống của bản…”. Đây là một trong những quy định được người dân bản Mường Tùng, xã Mường Tùng, huyện Mường Chà thống nhất đưa vào quy ước bảo vệ rừng của bản và đó cũng là cách giữ rừng của người dân nơi đây suốt nhiều năm qua.
Không chỉ đem lại hiệu quả rõ rệt về kinh tế, tạo thuận lợi hơn trong các khâu gieo cấy, thu hoạch mà thực tế dồn điền đổi thửa (DĐĐT) ở hai xã Thanh Hưng, Thanh Yên (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) còn góp phần quan trọng giúp địa phương hoàn thành mục tiêu kiên cố hóa kênh thủy lợi, đường nội đồng.
Trận giông lốc chiều tối ngày 13/9 đã gây nhiều thiệt hại về tài sản, hoa màu của người dân trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, các địa phương đang khẩn trương hỗ trợ, huy động lực lượng tại chỗ giúp người dân khắc phục thiệt hại để ổn định cuộc sống, sản xuất.
Những năm qua, công tác truyền thông, hướng dẫn, đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) được cấp ủy, chính quyền huyện Tuần Giáo quan tâm thực hiện và đạt nhiều kết quả tích cực. Từ đó góp phần giải quyết nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp, đáp ứng chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như cơ cấu lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Giữa chốn thâm sơn cùng cốc, quanh năm bao phủ bởi mây mù và hơi lạnh núi đá thuộc thôn Hấu Chua, xã Sín Chải (huyện Tủa Chùa), gia đình lão nông người Mông Hạng A Chư mỗi năm thu đều gần 300 triệu đồng từ hơn 500 gốc chè Shan tuyết cổ thụ.
Năm 2021, thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp thực hiện cơ cấu lại ngành Nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, huyện Tủa Chùa được giao hơn 2 tỷ đồng. Để sử dụng hiệu quả nguồn vốn được giao, UBND huyện giao Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, triển khai các mô hình, dự án nhằm tạo sinh kế, nâng cao thu nhập cho người nghèo trên địa bàn.
Với quyết tâm chính trị cao cùng cách làm khoa học, sáng tạo, phát huy vai trò người đứng đầu, cán bộ, đảng viên trong thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội; ưu tiên những nghị quyết có tính khả thi cao, phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương... Đó là cách làm hiệu quả Đảng bộ huyện Tuần Giáo đã và đang triển khai, sớm đưa nghị quyết được hiện thực hóa trong cuộc sống, nhất là trong đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.
Điện Biên là một trong những huyện đi đầu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) trong sản xuất, tạo ra các sản phẩm năng suất, chất lượng theo hướng hàng hóa. Vụ đông xuân 2020 - 2021 và vụ mùa 2021, huyện triển khai dự án phát triển sản xuất thuộc nguồn vốn quản lý, sử dụng đất trồng lúa. Dự án gồm 2 dự án thành phần: “Cánh đồng lớn sản xuất lúa gạo hàng hóa chất lượng cao gắn với xây dựng và phát triển thương hiệu gạo Điện Biên” và “Áp dụng các tiến bộ KHKT, giống mới vào sản xuất”.
Thời gian qua, tỉnh ta chú trọng xây dựng sản xuất theo chuỗi liên kết đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm và tiêu thụ ổn định cho người dân.
Thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh, chất lượng nhóm hàng vật tư nông nghiệp. Qua đó góp phần nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân; giảm thiểu vi phạm trong lĩnh vực này, bảo vệ sản xuất và quyền lợi người tiêu dùng.
Ngay sau khi ghi nhận bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò xảy ra trên địa bàn, huyện Tuần Giáo đã triển khai nhiều giải pháp nhằm khống chế dịch bệnh. Đến nay dịch cơ bản được kiểm soát, số lượng gia súc nhiễm mới đã giảm và số lượng nhiễm được chữa khỏi bệnh ngày càng tăng, góp phần hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người chăn nuôi.
Thời gian qua, huyện Tủa Chùa đã nỗ lực khắc phục những khó khăn, triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp vào địa bàn.
Sau khi hai tổ công tác đặc biệt của Bộ NN&PTNT thực hiện hiệu quả việc kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản tại phía Nam và phía Bắc, hôm nay (31/8), Bộ NN&PTNT tổ chức buổi ra mắt diễn đàn “Kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản”.
Hội Nông dân TP. Điện Biên Phủ hiện có 12 cơ sở hội, với trên 10.200 hội viên, sinh hoạt ở 178 chi hội. Những năm qua, cùng với đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động, Hội đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp giúp hội viên, nông dân mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, trong đó đặc biệt chú trọng đẩy mạnh phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”.
Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh thời tiết âm u, có lúc nắng gắt xen kẽ mưa rải rác, độ ẩm cao... là điều kiện thuận lợi để các loại sâu, dịch bệnh gây hại lúa mùa, đe dọa đến tình hình sinh trưởng, năng suất lúa của người dân.
Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh thời tiết âm u, có lúc nắng gắt xen kẽ mưa rải rác, độ ẩm cao... là điều kiện thuận lợi để các loại sâu, dịch bệnh gây hại lúa mùa, đe dọa đến tình hình sinh trưởng, năng suất lúa của người dân.
Ngày 28/8, Liên minh Hợp tác xã tỉnh phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty Cổ phần Mắc ca Liên Việt Điện Biên tổ chức tuyên truyền, vận động người dân trên địa bàn các xã: Na Tông, Núa Ngam (huyện Điện Biên), tham gia trồng cây mắc ca, ưu tiên tham gia thông qua mô hình hợp tác xã.
Khai hoang, phục hóa, tạo ruộng bậc thang được huyện Mường Nhé xác định là một trong những chỉ tiêu đột phá trong xây dựng nông thôn mới, nhằm mở rộng diện tích lúa nước, góp phần nâng cao thu nhập, đảm bảo lương thực, ổn định đời sống cho nhân dân. Để thực hiện hiệu quả chỉ tiêu huyện tích cực tuyên truyền, vận động người dân khai hoang, phục hóa ruộng bậc thang, nhằm mở rộng diện tích trồng lúa nước với mục tiêu nâng cao năng suất, sản lượng lương thực, ổn định cuộc sống. Đồng thời thực hiện nghiêm các chính sách hỗ trợ khai hoang, phục hóa ruộng nước như: Chương trình 30a, Nghị định 35/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất lúa... Với Chương trình 30a, mỗi héc ta khai hoang người dân sẽ được hỗ trợ 15 triệu đồng, phục hóa được 10 triệu đồng. Đối với Nghị định 35/2015 thì mỗi héc ta khai hoang được hỗ trợ 10 triệu đồng, còn phục hóa là 5 triệu đồng.
Thống kê của Chi cục Thú y (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trong 10 ngày (từ 11 - 20/8) bệnh dịch tả lợn châu Phi xảy ra tại 104 hộ chăn nuôi ở 45 thôn bản của 19 xã thuộc 4 huyện: Điện Biên, Tủa Chùa, Mường Ảng và TP. Điện Biên Phủ. Tổng số lợn tiêu hủy là 254 con với tổng trọng lượng 16.572kg.