Thông tin liên hệ
- 0215 3836 679
- nongthonmoidb@gmail.com
Nông thôn mới Điện Biên (Đã xem: 9 )
Dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, song bằng cách làm cụ thể, giải pháp cụ thể huy động mọi nguồn lực thực hiện từng tiêu chí nên Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh Điện Biên đã đạt nhiều kết quả tích cực. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân khu vực nông thôn, biên giới ngày càng đổi thay…
Thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM), những năm qua, huyện Mường Nhé tích cực triển khai nhiều giải pháp, bước đầu mang lại những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, là huyện vùng sâu, vùng xa, xuất phát điểm thấp nên quá trình xây dựng NTM ở Mường Nhé gặp rất nhiều khó khăn...
Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), vệ sinh môi trường các thôn, bản vùng nông thôn đã được cải thiện đáng kể. Gia súc, gia cầm được di chuyển ra xa khu dân cư. Người dân có ý thức tham gia quét dọn đường nội thôn, bản, khơi thông cống rãnh, đào hố rác, xử lý rác thải sinh hoạt, làm nhà tắm, nhà tiêu hợp vệ sinh. Tuy nhiên, trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025, tiêu chí 17 về Môi trường và an toàn thực phẩm, trong đó việc xử lý rác thải đúng theo quy định để đảm bảo môi trường vẫn đang là điều trăn trở của không ít địa phương.
Đến hết năm 2022, toàn tỉnh có 52 xã đạt chuẩn và cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), trong đó có 22 xã đạt chuẩn NTM. Để có được kết quả này, ngoài nguồn lực đầu tư của Nhà nước, có đóng góp to lớn của người dân, nhất là trong việc hiến đất làm đường giao thông, xây dựng các công trình văn hóa, cơ sở vật chất… Đời sống người dân trên địa bàn tỉnh, nhất là người dân vùng cao còn khó khăn, nhưng không ít hộ nghèo vì lợi ích chung của cộng đồng sẵn sàng hiến “tấc đất, tấc vàng” xây dựng NTM.
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là người dân đồng thuận cao, phong trào xây dựng thôn, bản nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh đang có sức lan tỏa mạnh mẽ và mang lại kết quả tích cực. Những vùng quê mang sức sống mới với những gam màu tươi sáng.
Là địa phương dẫn đầu toàn tỉnh về xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay huyện Điện Biên có 16/21 xã được công nhận đạt chuẩn và cơ bản đạt chuẩn NTM; phấn đấu đến năm 2025 được công nhận đạt chuẩn NTM cấp huyện. Để đạt được mục tiêu đề ra, huyện Điện Biên chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí xây dựng NTM. Hiện nay, huyện đang rà soát, đánh giá, xác định rõ nội dung công việc còn lại để xây dựng huyện đạt chuẩn NTM vào năm 2025.
Chúng tôi đến bản Hin 2, xã Na Sang (huyện Mường Chà) khi dân bản đang vệ sinh đường làng, ngõ xóm chuẩn bị đón tết cổ truyền của dân tộc.
Năm 2022 là năm đầu tiên tỉnh ta triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện bộ tiêu chí mới, các xã gặp nhiều khó khăn do các chỉ tiêu thành phần tăng cao (tăng 9 chỉ tiêu) so với giai đoạn 2016 - 2020. Đặc biệt, các tiêu chí, chỉ tiêu đều có sự thay đổi theo hướng nâng cao chất lượng.
Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Điện Biên phấn đấu hoàn thành 9 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, nhiều hơn 6 xã so với kế hoạch Trung ương giao. Tuy nhiên đến nay, hầu hết các xã đều đang gặp khó khăn trong thực hiện một số chỉ tiêu, tiêu chí NTM nâng cao.
Nhờ thực hiện đồng bộ giải pháp tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới; cùng với sự vào cuộc trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị, đoàn thể, đến hết 9 tháng năm 2022, toàn tỉnh Điện Biên đã có 44 xã được công nhận cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 38,26% tổng số xã trên địa bàn tỉnh .
Hiện nay, toàn tỉnh đã có 21 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Với phương châm “Xây dựng NTM là hành trình không có điểm dừng”, các xã đã đạt chuẩn NTM đang nỗ lực phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để đạt danh hiệu xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Tuy nhiên, quá trình xây dựng xã NTM nâng cao còn gặp rất nhiều khó khăn mà vướng mắc đầu tiên là chưa có hướng dẫn.
Ngày 6/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới (NTM) và Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng NTM, hướng tới NTM thông minh, giai đoạn 2021-2025.
Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM), các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng. Họ không chỉ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho đoàn viên, hội viên chung tay xây dựng NTM mà còn trực tiếp góp công, góp sức vào phong trào này. Đến nay, toàn tỉnh đã có 44 xã đạt chuẩn và cơ bản đạt chuẩn NTM; phấn đấu đến hết năm 2025 có 40% số xã đạt chuẩn NTM (trong đó, 10% đạt chuẩn xã NTM nâng cao, xã NTM kiểu mẫu); 50% số thôn, bản được công nhận đạt chuẩn NTM...
Với mục tiêu đạt chuẩn tiêu chí thu nhập và hoàn thành Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới (NTM) vào năm 2024, những năm qua xã Pá Khoang (TP. Điện Biên Phủ) đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên nương, triển khai nhiều mô hình sản xuất góp phần tăng thu nhập cho người dân. Đến nay nhiều mô hình đã phát huy hiệu quả và được nhân rộng.
Thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh”, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền và hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân, chương trình xây dựng NTM ở xã Mường Mươn (huyện Mường Chà) có nhiều chuyển biến tích cực: Kết cấu hạ tầng nông thôn từng bước phát triển; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất; các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao được đẩy mạnh; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Năm 2022, tổng kế hoạch vốn các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) gần 1.152 tỷ đồng. Bao gồm: Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi gần 478 tỷ đồng; Chương trình Xây dựng nông thôn mới gần 187,5 tỷ đồng và Chương trình Giảm nghèo bền vững hơn 486,7 tỷ đồng. Ngay sau khi được giao vốn, các địa phương đang khẩn trương triển khai thực hiện.
Huyện Mường Nhé xác định triển khai hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia về Giảm nghèo bền vững là cơ hội, tiền đề để đồng bào các dân tộc thiểu số có thêm tư liệu sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội. Vì thế, ngay từ khi triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, cấp ủy, chính quyền huyện Mường Nhé đã huy động sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp trọng tâm, trọng điểm. Các chương trình, dự án về giảm nghèo đã được triển khai tích cực, đồng bộ, gắn kết chặt chẽ với các chương trình, dự án khác. Kết cấu hạ tầng tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện rõ rệt, hệ thống điện - đường - trường - trạm, các công trình phúc lợi được đầu tư đồng bộ, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn mới ở các xã vùng sâu, vùng xa, biên giới. Các chương trình, dự án khi triển khai đã từng bước phát huy hiệu quả, mở ra cơ hội để người nghèo phát triển sản xuất, kinh doanh, tự tạo việc làm và có thu nhập ổn định.
Đến năm 2025, huyện Nậm Pồ phấn đấu có 5 xã đạt 15 - 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM) - Đây là một trong những mục tiêu tiên quyết mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện đã đề ra. Để thực hiện mục tiêu này, huyện tiến hành rà soát, xây dựng kế hoạch, lộ trình và triển khai thực hiện các nhiệm vụ. Đồng thời, huy động cả hệ thống chính trị, cùng với nhân dân dồn sức thực hiện từng tiêu chí.
Năm 2022, xã Pá Khoang (TP. Điện Biên Phủ) phấn đấu là xã cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) và sẽ “về đích” NTM vào năm 2024.
Chiều ngày (10/8), Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu Quốc gia tỉnh Điện Biên giai đoạn 2021 - 2025 tổ chức họp trực tuyến với các huyện, thị, thành phố; tập trung nắm tình hình triển khai thực hiện và những vướng mắc cần tháo gỡ đối với các chương trình mục tiêu quốc gia.