Thông tin liên hệ
- 0215 3836 679
- nongthonmoidb@gmail.com
Nông thôn mới Điện Biên (Đã xem: 9 )
Ðể hoàn thành thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, bên cạnh các cơ chế, chính sách thì yếu tố con người vẫn giữ vai trò quyết định, đặc biệt là việc xây dựng những “nông dân mới”.
Nghề dệt từng là một trong các nghề thủ công đóng vai trò quan trọng trong đời sống của cộng đồng các dân tộc Điện Biên. Dù ngày nay nghề dệt truyền thống của đồng bào có phần mai một, nhưng nghề thủ công cổ truyền này vẫn có vị trí không nhỏ trong đời sống kinh tế, văn hóa của một bộ phận dân cư.
Các chính sách về nông nghiệp của tỉnh trong thời gian qua đã thu hút được một số dự án phát triển sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao chất lượng và giá trị nông sản. Trong đó, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, hợp tác xã tìm hiểu, hợp tác và hỗ trợ phát triển, tiêu thụ sản phẩm là giải pháp quan trọng cần tiếp tục được quan tâm.
Ðể phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề vững chắc trong xây dựng nông thôn mới; trên cơ sở tiềm năng, lợi thế về thổ nhưỡng, các mặt hàng nông sản huyện Mường Nhé đang tích cực triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) tại các xã. Tuy nhiên, quá trình triển khai còn gặp rất nhiều khó khăn, bất cập; đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và nhân dân.
Dựa trên những tiềm năng, lợi thế, huyện Tủa Chùa đang tích cực triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) tại các xã, thị trấn. Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn.
Sau hơn 1 năm triển khai, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã mang lại những hiệu quả rõ nét trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân từ sản xuất theo tập quán lạc hậu sang nền sản xuất kinh tế thị trường; tạo hướng đi mới trong sản xuất, kinh doanh các sản phẩm truyền thống ở khu vực nông thôn.
Chương trình mỗi xã một sản phẩm, hay được gọi tắt là OCOP là một trong những chương trình trọng tâm được các địa phương trên cả nước tập trung triển khai hiện nay, trong đó có Điện Biên. Chương trình được thực hiện với mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn theo hướng nội sinh, gia tăng giá trị theo chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên để đưa chương trình OCOP của Điện Biên đi đến thành công và nâng tầm thương hiệu của sản phẩm thì cần đến rất nhiều yếu tố, trong đó sự tự tin là yếu tố cần thiết hàng đầu.
Ngày 8-1-2020, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020 khu vực phía Bắc.
ĐBP - Thực hiện Ðề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, tỉnh ta đã đạt được một số kế quả tích cực như: Hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất và chuẩn hóa nông sản chủ lực… Mục đích hướng đến là xây dựng thương hiệu, phát triển nông sản thành hàng hóa, nâng cao giá trị. Tuy nhiên, khi các kết quả bước đầu đã cơ bản đáp ứng mục tiêu đề ra, người sản xuất và doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp lại băn khoăn với nỗi lo mới, đó là đầu ra cho sản phẩm.
Được “tắm” mấy trận mưa rào sau đợt dài nắng hạn, chè cây cao Tủa Chùa (huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên) như khoác lên mình tấm áo mới xanh mướt, nõn nà. Trên những thân cây xù xì, meo mốc, lớp vỏ khô khẽ nứt ra nảy chồi mới lú nhú búp non xanh. Ngắm những rừng chè ngút ngàn tầm mắt, tôi phần nào nhận thấy sức sống mãnh liệt của loại cây biểu tượng nơi núi cao sương mù.
(ĐCSVN) - Thời gian qua, Chương trình OCOP đã được thực hiện ở hầu hết các địa phương trên cả nước, tạo ra hàng nghìn sản phẩm hàng hóa đa dạng. Trong đó, có nhiều sản phẩm thuộc hạng 4 sao, 5 sao.
ĐBP - Khoảng 2 tháng gần đây, người dân các xã: Sính Phình, Tả Sìn Thàng, Tả Phìn, Sín Chải (huyện Tủa Chùa) đang bàn tán xôn xao về việc đầu vụ chè năm 2019, trên địa bàn xã Sín Chải xuất hiện thương lái Trung Quốc mua chè với giá cao mà không yêu cầu khắt khe về kỹ thuật hái và chất lượng chè. Nhiều người đặt câu hỏi, liệu đây có phải là sự việc bất thường? Sự phát triển của cây chè cổ thụ và năng suất chè các vụ tiếp theo có bị ảnh hưởng?
Huyện Điện Biên Đông lựa chọn, xác định 04 cây trồng chủ lực để đầu tư, phát triển theo Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2018 - 2020.
Theo kế hoạch giai đoạn 2018 - 2020, toàn tỉnh có 21 sản phẩm đạt tiêu chuẩn theo Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP); trong đó, năm 2019, tỉnh ta phấn đấu có 11 sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, đến cuối năm 2018, UBND tỉnh mới ban hành Ðề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Ðiện Biên giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030. Ðầu năm 2019, các địa phương mới bắt đầu thực hiện các bước đầu tiên. Do đó, để hoàn thành kế hoạch Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” năm 2019 được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn.
Từ ngày 26-28/6/2019, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng cho 40 cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2019. Đồng chí Bùi Minh Hải, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tới dự.
Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”- gọi tắt là OCOP, được xem là “đòn bẩy” thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển. Tại huyện Tuần Giáo, chương trình đang được chính quyền các cấp trên địa bàn tích cực triển khai với kỳ vọng góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
Sáng 21/6, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị triển khai đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2018 – 2020. Đồng chí Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban chỉ đạo thực hiện các Chương trình MTQG tỉnh dự và phát biểu tại hội nghị. Tham dự hội nghị có lãnh đạo một số sở, ngành, huyện, thị và doanh nghiệp nông nghiệp, HTX trên địa bàn tỉnh.
Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” gắn với tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp đang được triển khai trên phạm vi cả nước. Ðây là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; đồng thời là giải pháp then chốt thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Tại tỉnh ta, hiện nay các ngành liên quan, chính quyền các cấp cũng đang nỗ lực triển khai với mục tiêu cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao mang tính đặc trưng, lợi thế của mỗi vùng. Qua đó, nâng cao thu nhập cho người dân, xây dựng nông thôn mới bền vững.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, đến tháng 8/2018, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) đã đạt được 8/15 tiêu chí của Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới.
Sáng 27-7, tại TP Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) tổ chức Hội nghị toàn quốc về Xây dựng Nông thôn mới (NTM) tại các thôn, bản khó khăn gắn với giảm nghèo bền vững. Đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo T.Ư các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 dự và chỉ đạo hội nghị. Cùng dự có các thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020; lãnh đạo một số bộ, ban, ngành trung ương; đại diện lãnh đạo 44 thôn, bản, ấp đặc biệt khó khăn và gần 400 đại biểu các tỉnh, thành phố trong cả nước.