Thông tin liên hệ
- 0215 3836 679
- nongthonmoidb@gmail.com
Nông thôn mới Điện Biên (Đã xem: 8 )
Thời gian qua, khu vực kinh tế tập thể, nòng cốt là các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển đáng kể, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho các thành viên, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) trong lĩnh vực nông nghiệp là vấn đề được nhiều người đặc biệt quan tâm, bởi thực phẩm nông sản ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài tới sức khoẻ con người. Nhằm quản lý, kiểm soát nguồn gốc thực phẩm tiêu thụ trên địa bàn, thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường thanh, kiểm tra, giám sát sản phẩm nông lâm, thủy sản; góp phần tạo chuyển biến rõ nét trong công tác đảm bảo vệ sinh ATTP lĩnh vực nông nghiệp.
Một trong những nhiệm vụ được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đề ra trong nhiệm kỳ 2021 - 2026, đó là: “Xây dựng người phụ nữ Điện Biên thân thiện, sáng tạo, khát vọng, phát triển”. Thực hiện mục tiêu đó, thời gian qua, Hội LHPN các cấp trong tỉnh đang nỗ lực triển khai nhiều hoạt động cụ thể, nhất là các phong trào thi đua yêu nước, từ đó không chỉ xây dựng hình ảnh phụ nữ Điện Biên phát triển mà còn góp phần xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh.
Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố vận động người dân chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây hàng năm, cây ăn quả. Việc chuyển đổi đã mang lại kết quả tích cực, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và bước đầu hình thành các vùng sản xuất tập trung.
Những năm qua, sản xuất vụ đông xuân thường xảy ra tình trạng thiếu nước cục bộ tại một số địa phương, nhất là địa bàn vùng cao. Năm nay, vụ đông xuân được dự báo sẽ tiếp tục khó khăn về nước. Do đó, ngay từ đầu vụ, các địa phương đã chủ động, linh hoạt giải pháp ứng phó, đảm bảo nước tưới cho cây trồng.
Chiều (22/2), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh: Điện Biên, Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu tổ chức hội nghị trực tuyến giao lưu và hợp tác nông nghiệp năm 2022 lần thứ nhất với Sở Nông nghiệp - Nông thôn tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).
Cùng với công tác phòng, chống dịch bệnh, các địa phương, doanh nghiệp, người dân trên địa bàn tỉnh đã triển khai các giải pháp phục hồi, đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh theo tinh thần “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”.
Chiều (29/11), Hội đồng thẩm định Chương trình Khuyến nông tỉnh Điện Biên giai đoạn 2022 – 2025 tổ chức họp, thảo luận, thẩm định Chương trình Khuyến nông tỉnh giai đoạn 2022 – 2025. Đồng chí Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định chủ trì hội nghị.
Đó là ý kiến của đồng chí Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại buổi làm việc ngày 11/11 với UBND tỉnh về tình hình phát triển cây mắc ca trên địa bàn. Làm việc với đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có đồng chí Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Trong thời gian qua, các cấp Hội Nông dân huyện Tủa Chùa đã triển khai có hiệu quả các phong trào thi đua, điển hình là phong trào “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” đã và đang đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nông dân.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ban hành Quyết định số 2754/QĐ-BVHTTDL tổ chức xây dựng và nhân rộng các mô hình phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với xây dựng nông thôn mới.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa nương, đất ruộng một vụ, cây màu hàng năm kém hiệu quả sang trồng cây làm thức ăn gia súc, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả có giá trị cao là biện pháp quan trọng để tăng hiệu quả sử dụng đất, thu nhập cho người nông dân. Thực hiện chủ trương này, những năm qua, toàn tỉnh đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, qua đó góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên cùng đơn vị diện tích, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.
Với mục tiêu nâng cao nhận thức của người dân về vệ sinh môi trường nông thôn, vệ sinh hộ gia đình và vệ sinh cá nhân, những năm qua, ngành Y tế tỉnh đã thực hiện có hiệu quả Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” từ nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới.
Sau hơn 10 năm thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 1956), công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Mường Nhé đã đạt được những kết quả tích cực. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng lao động nông thôn; hình thành mô hình sản xuất mang hiệu quả cao, giúp người dân có việc làm và ổn định cuộc sống.
Sáng nay (19/10), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể và 10 năm thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012 trong lĩnh vực nông nghiệp.
Được xem là vựa ngô của tỉnh, những ngày này, tranh thủ thời tiết nắng ráo, nông dân huyện Tuần Giáo tất bật huy động nhân lực, đẩy nhanh tiến độ thu hoạch ngô vụ xuân hè. Những bắp ngô lõi nhỏ, hạt chắc, vàng óng trên nương, hiên nhà, sân phơi đã và đang khẳng định vị thế cây ngô trên vùng đất cửa ngõ.
Tranh thủ thời tiết nắng ráo thuận lợi, bà con nông dân các xã trên địa bàn huyện Nậm Pồ khẩn trương thu hoạch lúa mùa, chuẩn bị sẵn sàng bắt tay vào sản xuất vụ đông 2021 - 2022. Năm nay, nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật và giống mới vào sản xuất, bà con nông dân huyện Nậm Pồ đang hứa hẹn có một vụ mùa bội thu...
Xác định ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp là giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao giá trị, hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân, Trung tâm Khuyến nông - Giống cây trồng, vật nuôi tỉnh đã tích cực triển khai các mô hình khuyến nông ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất, góp phần không nhỏ vào định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh cơ giới hóa và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất gắn với quy hoạch và phát triển nông thôn mới tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Hiện nay, toàn tỉnh có 407.030,3ha rừng; tỷ lệ che phủ đạt 42,66%. Tỉnh ta là một trong những địa phương được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Kiểm lâm thông báo nguy cơ cháy rừng cao. Chính vì vậy, ngay từ đầu mùa khô 2021 - 2022, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng và chính quyền các huyện, thị xã, thành phố tập trung thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR).
Từ đầu những năm 2010, hiện tượng lúa lẫn đã xuất hiện trên cánh đồng Mường Thanh. Lúa lẫn được bà con gọi với các tên như: “Lúa ma”, “lúa kời”, xảy ra trên một số cánh đồng các xã vùng lòng chảo, với tỉ lệ cây lẫn khoảng 1%. Tỉ lệ lúa lẫn tăng dần, năm sau cao hơn năm trước. Đến vụ mùa năm 2021, tỉ lệ lúa lẫn tăng lên đáng kể; xảy ra tại hầu hết các xã, phường, tăng theo điều kiện canh tác của từng hộ, từng xã. Tỉ lệ diện tích bị lẫn lúa kời có khác nhau, bà con bỏ công sức ra cắt khử lúa kời cũng khác nhau, mỗi 1.000m2 phải bỏ ra từ 2 công đến 10 công để cắt bỏ lúa kời. Qua kiểm tra đồng ruộng nhận thấy, những ruộng cấy, những vựa gieo vãi bà con bỏ công cắt lúa kời tỉ lệ lẫn ít; những ruộng cắt bỏ lúa kời không triệt để, đặc biệt là không cắt bỏ lúa kời, tạo điều kiện cho lúa kời phát triển mạnh, cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng với các giống lúa bà con đưa vào gieo trồng, ảnh hưởng lớn tới năng suất, chất lượng lúa, gạo.