Thông tin liên hệ
- 0215 3836 679
- nongthonmoidb@gmail.com
Nông thôn mới Điện Biên (Đã xem: 9 )
Theo thống kê, diện tích chuyển đổi giai đoạn 2017 - 2021 đạt hơn 2.000ha; chủ yếu trồng cây ăn quả, cây thức ăn gia súc. Điển hình như huyện Mường Chà từ năm 2017 đến nay đã chuyển đổi gần 600ha đất trồng lúa nương, đất ruộng 1 vụ, cây màu hàng năm kém hiệu quả sang trồng cây thức ăn gia súc, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả có giá trị cao. Trong đó có 285ha được chuyển đổi sang trồng dứa, bưởi, xoài; 69ha trồng cây thức ăn gia súc.
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa nương, cây màu hàng năm kém hiệu quả sang trồng cây thức ăn gia súc, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao bước đầu đã giúp người dân ổn định thu nhập, đời sống được nâng lên. Đối với các diện tích được chuyển đổi sang trồng cây ăn quả (chủ yếu dứa, xoài, mận) đến nay bắt đầu cho thu hoạch, với năng suất ước đạt gần 100 tạ/ha, sản lượng ước đạt gần 3.000 tấn; thu nhập bình quân 200 - 300 triệu đồng/ha/năm, hiệu quả kinh tế cao hơn 5 - 6 lần so với trồng lúa nương. Diện tích chuyển đổi sang trồng cây thức ăn gia súc (cỏ voi) mang lại giá trị khoảng 40 - 50 triệu đồng/ha/năm…
Chủ trương, chính sách về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa là đúng đắn và nhận được sự đồng tình, hưởng ứng của chính quyền cơ sở và người dân. Cùng với nguồn kinh phí của tỉnh, nhiều địa phương đã quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ kinh phí để khuyến khích người dân chuyển đổi các cây trồng có giá trị cao. Các loại cây trồng chuyển đổi cho hiệu quả kinh tế cao hơn gấp nhiều lần so với trồng lúa; giúp người nông dân khai thác hiệu quả hơn diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả bằng cách chuyển sang trồng những loại cây trồng chịu hạn, thích ứng với biến đổi khí hậu. Việc xây dựng được các mô hình cây trồng cạn thích ứng với biến đổi khí hậu cũng đã tạo nền tảng vững chắc cho tái cơ cấu ngành trồng trọt nhằm xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện và bền vững.
Tuy nhiên, hiện nay chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa còn gặp một số khó khăn. Người dân tại các địa bàn vùng cao, nơi có diện tích đất lúa nương lớn là những đối tượng có điều kiện kinh tế khó khăn, kỹ thuật canh tác lạc hậu, lệ thuộc vào tự nhiên, không có khả năng đầu tư phát triển sản xuất, áp dụng quy trình kỹ thuật đồng bộ nên không mạnh dạn chuyển đổi các diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác. Tốc độ gia tăng diện tích được chuyển đổi tại các vùng có điều kiện thuận lợi cho phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp, cây thức ăn gia súc còn chậm, không đạt kế hoạch. Bên cạnh đó, nguồn kinh phí thực hiện chủ yếu là lồng ghép từ ngân sách Trung ương và địa phương hỗ trợ thông qua các chương trình, dự án, mô hình nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật nên còn dàn trải, chưa tạo được động lực thúc đẩy để hình thành vùng sản xuất tập trung, chuyên canh theo quy mô lớn. Trong khi việc huy động nguồn kinh phí từ các tổ chức, doanh nghiệp và các hộ gia đình tham gia thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn hạn chế (giai đoạn 2017 - 2021 tổng kinh phí khoảng 32 tỷ đồng, gồm vốn lồng ghép gần 21 tỷ đồng, vốn dân tự bỏ ra chuyển đổi gần 11 tỷ đồng). Diện tích chuyển đổi nhỏ lẻ, manh mún, phân tán không tập trung dẫn đến khó khăn trong quản lý sản xuất.
Nguồn tin: Bài, ảnh: Thành Đạt
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn