Thông tin liên hệ
- 0215 3836 679
- nongthonmoidb@gmail.com
Nông thôn mới Điện Biên (Đã xem: 9 )
Thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” - OCOP, giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030, huyện Tuần Giáo đã tập trung xây dựng, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất gắn với đẩy mạnh phát triển các sản phẩm có tiềm năng, thế mạnh trên địa bàn.
Điện Biên là tỉnh có nhiều tiềm năng và thế mạnh phát triển kinh tế trên nhiều lĩnh vực. Các địa phương trong tỉnh đều có nhiều sản phẩm đặc trưng như: Chè cây cao Tủa Chùa, Gạo Điện Biên, Dệt thổ cẩm, mây tre đan, cà phê… Trong những năm qua, công tác hỗ trợ phát triển sản phẩm có lợi thế đã được tỉnh quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả.
Xác định sản phẩm chủ lực có lợi thế để đầu tư phát triển sản phẩm OCOP, nâng cao giá trị gia tăng, nâng cao thu nhập cho người nông dân, là nội dung quan trọng, có tác động trực tiếp đến chương trình xây dựng nông thôn mới của Điện Biên.Trên cơ sở các sản phẩm lợi thế được mỗi địa phương phát triển, từ cuối năm 2018 đến nay tỉnh Điện Biên đã triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” gắn với tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Chương trình đang có những bước đi đúng hướng, tạo động lực mạnh mẽ cho các địa phương phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mới.
Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang được đưa vào danh mục tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Cụ thể, tiêu chí số 13 (hình thức tổ chức sản xuất) sẽ yêu cầu mỗi xã nếu muốn hoàn thành cần có sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên. Tại huyện Ðiện Biên Ðông, trước khi Chương trình OCOP được triển khai, một số sản phẩm đặc thù của địa phương đã được quan tâm, hướng đến là nông sản chủ lực chất lượng cao.
Nằm cách TP. Ðiện Biên Phủ gần 40km, bản Pa Xa Lào, xã Pa Thơm (huyện Ðiện Biên) có gần 60 hộ dân tộc Lào sinh sống. Trước sự phát triển đa dạng của ngành công nghiệp may mặc nhưng hiện nay những phụ nữ ở Pa Xa Lào vẫn lưu giữ được nghề dệt thổ cẩm truyền thống, góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc.
Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, huyện Mường Chà đã tiến hành điều tra, khảo sát các sản phẩm có lợi thế trên địa bàn toàn huyện để xây dựng thương hiệu sản phẩm. Thông qua chương trình, huyện đang kỳ vọng lan tỏa thương hiệu địa phương, đồng thời nâng cao thu nhập cho người dân và tạo ra “làn gió mới” trong xây dựng nông thôn mới.
Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), UBND huyện Mường Ảng đã chỉ đạo, triển khai thực hiện quyết liệt và coi đây là nhiệm vụ quan trọng góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Ðồng thời giúp người dân mạnh dạn tham gia, nâng tầm giá trị hàng hóa nông sản, phát triển bền vững kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Sau khi về đích nông thôn mới vào cuối năm 2018, sớm 2 năm so với mục tiêu, xã Chà Nưa, huyện Nậm Pồ tiếp tục triển khai nhiều giải pháp nâng cao các tiêu chí để phát triển bền vững. Trong đó, kế hoạch triển khai thí điểm mô hình du lịch cộng đồng ở bản Nà Sự nhằm phát huy tiềm năng và bảo tồn văn hóa là một mục tiêu quan trọng được các cấp chính quyền và người dân đặc biệt quan tâm.
Vú sữa xã Thanh Hưng, huyện Ðiện Biên không xa lạ với người dân vùng lòng chảo Mường Thanh. Là loại quả thơm ngọt, được thị trường ưa thích, tiêu thụ mạnh. Xác định cây vú sữa có giá trị kinh tế cao, xã Thanh Hưng đã lựa chọn vú sữa để xây dựng, phát triển thành sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của xã, tham gia dự thi chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) năm 2020 của huyện, tỉnh.
Bắt đầu triển khai thực hiện từ cuối năm 2018, đến nay Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đang có những bước đi đúng hướng. Việc thực hiện Chương trình đã tạo động lực để đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Năm 2019, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên mới bắt tay triển khai Chương trình OCOP. Hai sản phẩm chủ lực thực hiện Chương trình OCOP là chè Tuyết Shan và Rượu Mông Pê. Đây là hai sản phẩm thế mạnh, giúp người dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới.
Tỉnh ta triển khai thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) từ năm 2019. Sau năm đầu tiên thành công với 11 chủ thể, 26 sản phẩm đạt chuẩn, bước sang năm thứ 2, khi các sản phẩm chủ lực đã được công nhận, việc xây dựng sản phẩm OCOP tại các địa phương dự kiến sẽ gặp nhiều thách thức. Lường trước những khó khăn, đầu năm 2020, UBND tỉnh đã ban hành quyết định điều chỉnh, bổ sung sản phẩm, chủ thể sản xuất tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Ðiện Biên giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó, để thuận lợi cho các địa phương, UBND tỉnh đã mở rộng danh sách dự kiến các sản phẩm. Ðến năm 2030, toàn tỉnh dự kiến xây dựng trên 30 sản phẩm đạt chuẩn OCOP.
Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) mang lại giá trị thương hiệu đối với sản phẩm thế mạnh mỗi địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Xác định tầm quan trọng đó, chính quyền và nhân dân xã Mường Lạn (huyện Mường Ảng) đã nhiệt tình hưởng ứng với sản phẩm đặc trưng là giống vịt cổ ngắn.
Tỉnh ta đang thực hiện chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) theo Quyết định 1141/QĐ - UBND, giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030. Đây là "đòn bẫy" không những giúp các sản phẩm nông nghiệp phát triển mà một số sản phẩm khác như du lịch nông thôn cũng có thêm cơ hội "cất cánh".
Ðiện Biên là địa phương có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, đó là điều kiện để tạo ra các sản phẩm du lịch tiềm năng. Và với nền tảng về những giá trị văn hóa, lịch sử giàu bản sắc dân tộc kết hợp, du lịch Ðiện Biên ngày càng thu hút đông đảo sự quan tâm của du khách. Vì vậy, hiện nay, các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh đang hướng đến việc đưa các sản phẩm du lịch vào Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) để phát huy lợi thế, tiềm năng du lịch của các địa phương trên địa bàn.
Dù mới triển khai gần hai năm, song chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) tại tỉnh Ðiện Biên đã đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng định hình thương hiệu, chất lượng sản phẩm thế mạnh của địa phương. Cùng với đó, chương trình còn khẳng định vai trò "đòn bẩy" trong sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp truyền thống ở khu vực nông thôn và là điểm tựa để nhiều bạn trẻ tự tin khởi nghiệp.
Liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp có vai trò quan trọng của hợp tác xã (HTX). Những năm gần đây, từ hoạt động hiệu quả của HTX nông nghiệp đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, thực hiện tiêu chí đổi mới hình thức tổ chức sản xuất ở địa phương.
Nhiều năm qua, cây dứa đã trở thành cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của người dân một số xã vùng cao huyện Mường Chà. Số hộ dân trồng dứa ngày càng nhiều, diện tích tăng nhanh, song số phận quả dứa Mường Chà vẫn rất long đong.
Nhằm đưa các sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của địa phương đến với Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã tập trung nâng cao chất lượng để mở rộng thị trường tiêu thụ. Bước đầu, một số sản phẩm đã được xếp hạng sản phẩm OCOP, góp phần tích cực thúc đẩy sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, mang lại thu nhập cho người dân để phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới.
Những năm gần đây, cùng với thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các địa phương đã khai thác tiềm năng, thế mạnh để thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP). Sau hơn 1 năm thực hiện, đến nay chương trình đã lan tỏa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Năm 2019, toàn tỉnh đã công nhận 11 chủ thể với 26 sản phẩm đạt chuẩn OCOP.