Thông tin liên hệ
- 0215 3836 679
- nongthonmoidb@gmail.com
Nông thôn mới Điện Biên (Đã xem: 8 )
Sở hữu nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc sản nổi tiếng: Lúa gạo, chè, cà phê, mắc ca, dứa, mật ong, miến dong… Những năm qua tỉnh Điện Biên đã đẩy mạnh việc xây dựng các sản phẩm OCOP. Các sản phẩm OCOP – Điện Biên được tạo ra từ Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, đã có sự khác biệt mang những đặc thù riêng, gắn với nét truyền thống, văn hóa, điều kiện tự nhiên ở mỗi địa phương và đã tạo đà thúc đẩy xây dựng nông thôn mới.
Cùng với tiềm năng, lợi thế về phát triển các sản phẩm đặc sản, việc chuyển đổi cơ cấu, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp, tăng cường các hoạt động quảng bá đã góp phần mở ra hướng đi bền vững cho ngành Nông nghiệp Điện Biên. Hiện nay, một số sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của tỉnh đã và đang được sản xuất gắn với việc mở rộng, phát triển thị trường tiêu thụ; qua đó từng bước giới thiệu, lan tỏa các sản phẩm nông nghiệp tỉnh đến gần hơn với người tiêu dùng, vươn xa tới thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.
Được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên, sự hỗ trợ kịp thời về nguồn vốn, công nghệ từ các cấp, ngành chuyên môn, đến cuối tháng 9/2022, tại 9/10 huyện, thị xã, thành phố toàn tỉnh Điện Biên đã có 44 sản phẩm được chứng nhận OCOP cấp tỉnh, trong đó, có hai sản phẩm đạt bốn sao và 42 sản phẩm đạt ba sao. Nhờ đó, người nông dân được tạo thêm việc làm, tăng thu nhập.
Trong số 44 sản phẩm được tỉnh Điện Biên công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh, có 11 sản phẩm của 11 chủ thể ở 9 huyện, thị xã, thành phố được ưu tiên phát triển bền vững.
Đến với Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022 tại Quảng trường Tây Bắc (thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La), tỉnh Điện Biên mang tới hơn 20 sản phẩm OCOP và tiềm năng.
Sau 3 năm thực hiện, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhờ đó tạo thêm nhiều việc làm mới, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần tạo chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế ở mỗi địa phương.
Triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) từ năm 2019, đến nay, toàn tỉnh đã có 44 sản phẩm OCOP (42 sản phẩm xếp hạng 3 sao và 2 sản phẩm xếp hạng 4 sao). Nhận danh hiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm được công nhận về chất lượng, giá trị tăng cao, thị trường tiêu thụ được mở rộng vươn tầm quốc gia, không còn bó hẹp trong phạm vi tỉnh, huyện như trước đây.
Những năm qua, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được huyện Mường Chà quan tâm phát triển. Qua đó, từng bước hình thành các sản phẩm đặc trưng của địa phương. Góp phần phát triển kinh tế, xã hội nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn.
Ngày 16/12, tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh tổ chức Hội nghị đánh giá và xếp hạng sản phẩm tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (Chương trình OCOP) tỉnh Điện Biên năm 2021. Dự hội nghị có đồng chí Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh, cùng các thành viên hội đồng; tổ giúp việc đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh.
Sáng ngày 16/12/2021 Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP năm 2021
OCOP chính là các báu vật của từng làng quê. Nó có thể có quy mô không lớn, nhưng độc đáo, thấm đẫm giá trị văn hóa, thổ nhưỡng, kỹ năng của người làm ra.
Tỉnh đoàn phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tập huấn triển khai chương trình OCOP năm 2021 - chủ đề “Quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trong xây dựng sản phẩm OCOP lĩnh vực nông nghiệp”. 30 đoàn viên thanh niên (ĐVTN) xã Thanh Yên (huyện Điện Biên) tham gia tập huấn trực tiếp; ĐVTN 10 xã thuộc huyện tham dự trực tuyến.
Sau 3 năm triển khai thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), đến nay, toàn tỉnh đã có 35 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP, trong đó: 2 sản phẩm xếp hạng 4 sao và 33 sản phẩm xếp hạng 3 sao. Tuy đã được công nhân đạt chuẩn song việc phát triển bền vững sản phẩm OCOP của các địa phương, các chủ thể kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh do đồng chí Lò Thị Luyến, Phó Trưởng đoàn chuyên trách làm trưởng đoàn tổ chức khảo sát tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) trên địa bàn huyện Điện Biên Đông.
Sau gần 3 năm triển khai thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) toàn tỉnh đã có 35 sản phẩm của 19 chủ thể được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP, trong đó: 2 sản phẩm 4 sao và 33 sản phẩm 3 sao. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn nhiều hạn chế, bất cập cần kịp thời tháo gỡ để sản phẩm OCOP có thể bứt phá và phát triển bền vững.
Sau 3 năm thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), đến nay, toàn tỉnh đã có 35 sản phẩm OCOP cấp tỉnh (trong đó, 2 sản phẩm đạt 4 sao và 3 sản phẩm đạt 3 sao). Tuy nhiên, sau khi được công nhận đạt chuẩn, tình hình hoạt động của các chủ thể kinh tế; mức độ phát triển, độ phủ thị trường của sản phẩm OCOP còn gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được kỳ vọng và chưa tương xứng với tiềm năng.
Bài 2: Cấp ủy, chính quyền vào cuộc tháo gỡ
Phân tích, làm rõ những khó khăn, vướng mắc trong việc phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP trên địa bàn, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Điện Biên Đông lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định đẩy mạnh Đề án chương trình mỗi xã một sản phẩm là một nhiệm vụ trọng tâm để góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương, xóa đói giảm nghèo gắn với xây dựng nông thôn mới với mục tiêu cao nhất là nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống của người dân. Do vậy cấp ủy, chính quyền Điện Biên Đông chủ động vào cuộc chỉ đạo tháo gỡ...
Bài 1: Vướng sau công nhận
Chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Ở Điện Biên Đông - huyện vùng cao của tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển sản phẩm OCOP song thực tiễn cũng nảy sinh những vướng mắc, bất cập cần tháo gỡ để phát triển bền vững, nâng giá trị với mục tiêu cao nhất là tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống người dân.
Với nhiều loại sản phẩm đặc trưng, có thế mạnh, có thể phát triển, nâng cấp thành sản phẩm OCOP như gạo nếp tan, gạo nếp thơm hạt to xã Pú Hồng, tinh dầu hương nhu xã Na Son, dệt thổ cẩm... Thời gian qua, huyện Điện Biên Đông đã tập trung triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng, phát triển các sản phẩm đặc trưng của địa phương. Đến nay, huyện đã có 4 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh từ 3 sao trở lên.
Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018 - 2020, huyện Mường Nhé đặt mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2020 có ít nhất một sản phẩm trở lên được công nhận đạt chuẩn OCOP. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn nên đến nay Mường Nhé là huyện duy nhất trong tỉnh chưa có sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP.