Thông tin liên hệ
- 0215 3836 679
- nongthonmoidb@gmail.com
Nông thôn mới Điện Biên (Đã xem: 8 )
Bộ NN&PTNT cho biết, lũy kế đến tháng 4/2023, trên cả nước đã có 6.009/8.211 xã (73,2%) đạt chuẩn nông thôn mới; bình quân cả nước đạt 16,9 tiêu chí/xã.
Những năm qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở xã Na Son (huyện Điện Biên Đông) được triển khai sâu rộng, thu hút sự hưởng ứng tham gia của đông đảo người dân và đạt nhiều kết quả tích cực. Qua phong trào, đã từng bước nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân, góp phần quan trọng vào việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Phát triển hợp tác xã gắn với chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực của địa phương, trên cơ sở liên kết các hộ sản xuất với doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ hàng hóa được xác định là hướng đi trọng yếu trong kế hoạch phát triển kinh tế tập thể của huyện Điện Biên. Qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế tập thể; tăng cường tính liên kết trong chuỗi giá trị giúp hợp tác xã hoạt động và phát triển bền vững, tăng cường kiểm soát chất lượng sản phẩm; tăng khả năng tiếp cận thị trường và sức cạnh tranh của hợp tác xã, mang lại lợi ích cho thành viên.
Với nhiều tiềm năng về đất đai, nguồn thức ăn, lao động... thời gian qua ngành Nông nghiệp tỉnh đã định hướng, hướng dẫn người dân phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an về việc mỗi tỉnh, thành phố lựa chọn xây dựng ít nhất 1 xã điển hình về Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ), tháng 6/2021, xã Sín Thầu (huyện Mường Nhé) được chọn để thực hiện mô hình này. Qua thời gian triển khai, với sự nỗ lực của các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương, sự đồng tình của nhân dân, đến nay xã Sín Thầu đã đạt các tiêu chí “Xã điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ”.
Với đặc thù miền núi, khí hậu khắc nghiệt, thời tiết lạnh, khô hanh, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm cao, kèm theo sương muối, giá rét; ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của người dân trên địa bàn. Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại cho đàn gia súc, TX. Mường Lay đã đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn hộ chăn nuôi chủ động nguồn thức ăn tại chỗ, quây bạt, không thả rông trâu, bò khi rét đậm... Góp phần làm giảm số lượng gia súc bị chết đói, chết rét qua từng năm.
Những năm qua, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã được các cấp hội nông dân huyện Điện Biên Đông tích cực triển khai và nhận được sự hưởng ứng của đông đảo cán bộ, hội viên. Qua phong trào đã giúp nhiều hội viên nông dân vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, làm giàu trên chính quê hương mình.
Sáng ngày 05 tháng 01 năm 2022 UBND huyện Mường Nhé tổ chức lễ công bố xã Sín Thầu đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020
Với mục tiêu phát huy lợi thế đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng quy mô, chất lượng, tăng giá trị, bền vững, đáp ứng nhu cầu thị trường, tỉnh ta đang từng bước đẩy mạnh phát triển các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế của địa phương.
Thời điểm này, nông dân đang tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tập trung sản xuất cây vụ đông. Để sản xuất vụ đông đem lại hiệu quả kinh tế cao, các địa phương chỉ đạo cơ quan chuyên môn tích cực bám cơ sở, tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật về cách trồng, chăm sóc cây màu vụ đông, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, hợp lý…
Những năm gần đây, cùng với việc tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa thì việc đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp cũng được các địa phương và nông dân trong tỉnh chú trọng thực hiện, góp phần bảo đảm khung thời vụ, nâng cao năng suất, giải phóng sức lao động, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Thời gian qua, việc ứng dụng, chuyển giao khoa học - kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất được huyện Tuần Giáo xác định là hướng đi tất yếu, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị nông sản, tăng thu nhập cho người dân.
Giai đoạn 2016 - 2020, kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Điện Biên đã góp phần tái cơ cấu nền kinh tế; tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo cho các thành viên và người lao động.
Trở lại xã Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé vào dịp này, chúng tôi thấy nhiều hộ dân tất bật với việc cân đo, xuất chuồng đàn lợn cho thương lái tới tận nhà thu mua. Mặc dù giá bán thịt lợn hơi và lợn giống thời điểm này đang thấp hơn so với dịp đầu năm nhưng bà con trong xã Leng Su Sìn ai nấy đều vui và phấn khởi, bởi đây chính là đợt xuất chuồng, bán lợn đầu tiên sau hơn một năm khôi phục, tái đàn vì dịch tả lợn châu Phi.
Những năm gần đây, người dân xã Núa Ngam (huyện Điện Biên) tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên nương từ lúa nương, ngô sang cây có giá trị kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với kế hoạch sản xuất của xã, đồng thời đáp ứng đúng nhu cầu thị trường nên giá nông sản và đầu ra ổn định giúp các hộ dân tăng thu nhập.
Thành phố Điện Biên Phủ là một trong những địa bàn có diện tích gieo cấy lúa lớn trong toàn tỉnh, với hơn 1.212ha lúa đông xuân và hơn 1.362ha lúa vụ mùa. Xác định ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) là “chìa khóa” để thực hiện thành công các mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp, thành phố đã tích cực đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ KHKT, góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.
Theo báo cáo của Chi cục Thú y tỉnh, ca bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò đầu tiên được phát hiện trên địa bàn tỉnh vào ngày 16/4 tại bản Co Muông, xã Pá Khoang (TP. Điện Biên Phủ). Tính đến hết ngày 26/7, bệnh đã lây lan ra 86 thôn bản thuộc 30 xã, với 221 hộ dân thuộc 7 huyện với tổng số gia súc mắc bệnh là 450 con bò và 1 con trâu. Trong đó đã có 11 con bò, bê chết phải tiêu hủy (tổng trọng lượng là 975kg) và có 125 con đã khỏi triệu chứng lâm sàng.
Những năm qua, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo công tác bảo vệ và phát triển rừng, nhằm góp phần bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, điều hòa khí hậu, tạo “lá chắn xanh” phòng chống thiên tai.
Thời gian gần đây, nhiều hộ gia đình trên địa bàn xã Vàng Đán, huyện Nậm Pồ đã đưa cây sả - loại cây vừa là gia vị, vừa là dược liệu vào trồng trên diện tích lớn để chiết xuất tinh dầu. Đây không phải là cây trồng mới nhưng đã giúp phá vỡ thế độc canh lúa nương, chuyển đổi được diện tích đất kém hiệu quả, mang lại nguồn thu cao hơn cho người dân nơi đây.
Việc chuyển giao KHKT tới nông dân vùng cao đã được Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Điện Biên Đông nỗ lực thực hiện và góp phần quan trọng trong từng bước nâng cao nhận thức để ứng dụng vào sản xuất. Tuy nhiên để mô hình được duy trì và nhân rộng trên địa bàn thì ngoài đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cần thêm nhiều yếu tố “trợ lực”…
Bài 1: Tăng hiệu quả kinh tế nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật