Thông tin liên hệ
- 0215 3836 679
- nongthonmoidb@gmail.com
Nông thôn mới Điện Biên (Đã xem: 8 )
Những năm qua, phong trào “Cựu chiến binh (CCB) giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” đã được các cấp hội CCB trong tỉnh triển khai rộng khắp, có hiệu quả. Thông qua phong trào, ngày càng xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu vượt khó vươn lên xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Nhằm chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản thâm canh đến các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh, góp phần phát triển quy mô, phương thức chăn nuôi. Trung tâm Khuyến nông - Giống cây trồng, vật nuôi tỉnh đã triển khai mô hình chăn nuôi bò sinh sản thâm canh tại huyện Ðiện Biên. Sau 18 tháng triển khai, mô hình bước đầu đem lại hiệu quả, giúp phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người dân.
Những năm qua, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp trong tỉnh đã và đang phát huy vai trò của Ban Thanh tra nhân dân (TTND), Ban Giám sát đầu tư cộng đồng (GSÐTCÐ) trong thực hiện quyền giám sát đối với việc chấp hành, thực hiện chủ trương, chính sách của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương. Nhờ đó, góp phần không nhỏ vào công tác phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi tiêu cực; kịp thời kiến nghị, đề xuất ý kiến, bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân.
Xác định để thu hút các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn có tiềm lực đầu tư thì yếu tố căn cốt là phải tận tình, trách nhiệm với các nhà đầu tư bằng những cách làm sáng tạo, hiệu quả; đặc biệt là nỗ lực cải cách thủ tục hành chính để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Theo đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính. Trong đó, tập trung vào các lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp như: Chỉ số khởi sự kinh doanh, tiếp cận đất đai, xây dựng, đào tạo lao động, thiết chế pháp lý...
Mỗi người một cách nghĩ, cách làm, nhưng với sự năng động, nhạy bén, nhiều đoàn viên thanh niên đã vươn lên, sáng tạo, phát huy tốt tiềm năng, lợi thế có sẵn của địa phương, xây dựng những mô hình kinh tế hiệu quả; từ đó nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống cho gia đình và hỗ trợ nhiều người khác trong cộng đồng có điều kiện sống, làm việc tốt hơn...
Thu hút doanh nghiệp, các thành phần kinh tế tham gia đầu tư là “đòn bẩy” để khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế phát triển nông nghiệp - nông thôn. Song đến nay, việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn; rất ít doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này, quy mô nhỏ, hiệu quả chưa cao.
Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh lần thứ XIV xác định 8 nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ 2020 - 2025; trong đó nhiệm vụ đầu tiên là phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ cao, phát triển bền vững. Ðiều đó cho thấy Ðảng bộ tỉnh đã xác định rõ vai trò của sản xuất nông nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và cũng là khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng lòng chảo Mường Thanh - vựa lúa gạo vùng Tây Bắc. Ðưa nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững là chủ trương và hướng đi đúng nhưng làm thế nào để nông nghiệp tỉnh ta phát triển bền vững thì cần chương trình hành động, giải pháp cụ thể; đặc biệt cần sự quan tâm trong công tác quy hoạch, quản lý, điều hành, chính sách đối với nông nghiệp…
Nhiều sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu trên thị trường thế giới. Điều này đã khiến các hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại Việt Nam chưa mang lại nhiều giá trị. Hơn nữa, các hoạt động dịch vụ cung cấp thông tin và dự báo về thị trường sản phẩm nông nghiệp trên thế giới chưa được đầy đủ làm hạn chế khả năng tiếp cận thị trường của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam.
Cho đến thời điểm này, nhiều địa phương trên cả nước đã về đích nông thôn mới, song không dừng lại ở đó, người dân nhiều xã vẫn đang tiếp tục sôi nổi với phong trào thi đua ‘‘Chung sức xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu’’ với nhiều cách làm hay hướng đến xây dựng nông thôn mới bền vững.
Mới đây (ngày 24/2), UBND tỉnh ban hành Quyết định số 211/QÐ - UBND ngày 24/2/2021, phê duyệt Ðề án “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) tỉnh Ðiện Biên giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Mục tiêu Ðề án nêu rõ: Ðến năm 2025, tập trung nâng cao chất lượng các sản phẩm đã đạt “sao” và phát triển mới các sản phẩm OCOP, có ít nhất 90 - 100 sản phẩm OCOP đạt từ 3 - 4 sao cấp tỉnh; có 5 - 7 sản phẩm OCOP tiềm năng đạt 5 sao cấp quốc gia; đảm bảo 100% sản phẩm OCOP được truy xuất nguồn gốc... Giai đoạn 2026 - 2030, tập trung nâng cao chất lượng các sản phẩm đã được công nhận; tập trung phát triển sản phẩm mới, giám sát và tôn vinh các tổ chức OCOP, ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý và điều hành chương trình.
Hiện nay, huyện Ðiện Biên có 32 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp đang hoạt động với 6.154 xã viên, tổng số vốn điều lệ 88,576 tỷ đồng. Trong đó có 27 HTX dịch vụ nông nghiệp và 5 HTX thủy sản. Thực hiện các chính sách về hỗ trợ phát triển HTX, đặc biệt thực hiện Quyết định 461/QÐ-TTg ngày 27/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Ðề án phát triển 15.000 HTX, liên hiệp HTX, nhiều HTX trên địa bàn huyện đã được hỗ trợ phát triển.
Tỉnh ta có tiềm năng phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi đại gia súc nhưng hiện nay chăn nuôi trên địa bàn tỉnh chủ yếu ở quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình, sản lượng, giá trị sản phẩm còn thấp. Ðể khắc phục tình trạng manh mún, hướng tới phát triển bền vững, thời gian qua tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế khuyến khích, hỗ trợ người dân phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại.
Trước yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, sản xuất rau an toàn đang là một trong những hướng phát triển của ngành Nông nghiệp tỉnh. Tại huyện Ðiện Biên và TP. Ðiện Biên Phủ đã có thời điểm nhiều nông dân, doanh nghiệp tham gia sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao theo hướng VietGAP. Tuy nhiên, sản xuất an toàn áp dụng công nghệ cao đang gặp nhiều khó khăn từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, vì vậy khó nhân rộng vùng sản xuất chuyên canh rau an toàn.
Phát huy vai trò của kinh tế hợp tác xã có ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, xoá đói, giảm nghèo cho các thành viên, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên phạm vi cả nước nói chung và vùng dân tộc thiểu số nói riêng.
Đến năm 2025, cả nước sẽ có trên 3.000 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao, phấn đấu đến năm 2030 đạt 5.000 hợp tác xã công nghệ cao.
Phát huy được vai trò của HTX sẽ là trung tâm liên kết, kết nối giữa người sản xuất và doanh nghiệp, đặc biệt là ngành nông nghiệp.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã (HTX) kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021 - 2025.
Năm 2020, chính nhờ đẩy mạnh chuyển đổi số nhiều doanh nghiệp vẫn giữ được đà tăng trưởng, nông sản vẫn đến được nhiều thị trường nhờ thương mại điện tử. Theo nhiều chuyên gia, chuyển đổi số không còn là câu chuyện của tương lai mà nó đang hiện hữu trong sự phát triển của từng đơn vị.
Những câu chuyện xin ra khỏi danh sách hộ nghèo đang dần có sức lan tỏa trong cộng đồng. Bằng ý chí và nghị lực, nhiều hộ dân tại nơi phên giậu Mường Chà đã và đang chủ động vươn lên thoát nghèo, quyết tâm xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Dù còn nhiều khó khăn, nhưng trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM), trên địa bàn tỉnh đã có nhiều cách làm sáng tạo, coi trọng chất lượng hơn số lượng và phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương. Qua đó đã huy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc, khơi dậy sức dân trong xây dựng NTM, tạo sự chuyển biến trên tất cả các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội. Những kết quả đạt được đã góp phần đổi thay diện mạo nông thôn tạo động lực, niềm tin để tỉnh ta thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.