Thông tin liên hệ
- 0215 3836 679
- nongthonmoidb@gmail.com
Nông thôn mới Điện Biên (Đã xem: 8 )
Từ nguồn vốn Khuyến nông Trung ương giai đoạn 2021 - 2023, Trung tâm Khuyến nông - Giống cây trồng vật nuôi tỉnh Điện Biên phối hợp với Công ty Trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thương mại và đầu tư Phú Thịnh thực hiện dự án ‘’Xây dựng mô hình trồng thâm canh cây mắc ca bằng giống tiến bộ kỹ thuật (A16, A38, QN1, OC, 246) tại vùng Tây Bắc. Quy mô 15ha/2 điểm trình diễn, cho 20 hộ nông dân tham gia tại 2 xã: Mường Đăng (huyện Mường Ảng); xã Phu Luông (huyện Điện Biên). Trong quá trình triển khai mô hình, Trung tâm tổ chức 3 lớp tập huấn cho 80 hộ dân trong và ngoài mô hình.
Sáng ngày 05 tháng 01 năm 2022 UBND huyện Mường Nhé tổ chức lễ công bố xã Sín Thầu đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020
Đề án Phát triển đàn gia súc vùng đồng bào dân tộc thiểu số được ngành Nông nghiệp triển khai trong đó, đề cao vai trò kinh nghiệm, chăn thả mang yếu tố bản sắc văn hóa, tập tục của vùng miền. Góp phần từng bước đưa phát triển chăn nuôi đại gia súc thành một mặt hàng tạo giá trị hàng hóa, vùng nguyên liệu dồi dào, an toàn và bền vững tiến tới phát triển nhanh chăn nuôi gia súc ăn cỏ (trâu, bò, dê) theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung theo chuỗi giá trị, có thị trường tiêu thụ ổn định, có sức cạnh tranh cao, có hiệu quả và phát triển bền vững; trở thành ngành sản xuất chủ lực của tỉnh cung cấp trâu, bò, dê giống; trâu, bò, dê thịt có năng suất, chất lượng; cung cấp thịt và các sản phẩm từ thịt chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm cho nhu cầu trong tỉnh và các tỉnh bạn. Đồng thời tạo việc làm, tăng thu nhập cho người chăn nuôi, đảm bảo an sinh xã hội, tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái góp phần xóa đói, giảm nghèo, thực hiện thành công kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
Chị Nguyễn Thị Vân, hội viên Chi hội Nông dân phố 4, thị trấn Mường Ảng (huyện Mường Ảng) là điển hình làm kinh tế giỏi với mô hình trồng cà phê, cây ăn quả kết hợp chăn nuôi cho thu nhập từ 250 - 300 triệu đồng/năm.
Những năm qua, Sở Khoa học và Công nghệ đã ưu tiên nguồn vốn phục vụ cho các đề tài nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Các mô hình ứng dụng KHCN đã đóng góp tích cực trong việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, góp phần tăng năng suất, sản lượng, tăng thu nhập cho người nông dân.
Xã Thanh Luông (huyện Điện Biên) là xã thuần nông, kinh tế nhiều gia đình dựa vào trồng lúa và rau màu. Những năm trước, một số hộ do nhận thức hạn chế nên sau khi sử dụng vứt thẳng vỏ chai, lọ thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) xuống mương, bờ ruộng dẫn đến tình trạng rác thải trôi nổi, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Trước thực trạng đó, Ban Chấp hành Hội LHPN xã đã tích cực tuyên truyền, vận động hội viên cùng toàn thể người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và lên kế hoạch xây dựng bể thu gom chai, lọ thuốc BVTV.
Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh đã và đang hình thành một số mô hình sản xuất nông nghiệp tổng hợp; trồng cây ăn quả, rau, chăn nuôi với quy mô tương đối lớn theo chuỗi liên kết, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ... Việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa đã mang lại thu nhập ổn định cho người sản xuất, góp phần thúc đẩy ngành Nông nghiệp của tỉnh phát triển bền vững.
Thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường và Ngày Môi trường thế giới, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Quài Tở (huyện Tuần Giáo) đã triển khai nhiều công trình, phần việc thiết thực. Trong đó, mô hình “Con đường hoa” được hội viên phụ nữ tích cực triển khai thực hiện đã tạo phong trào lan tỏa sâu rộng, góp phần tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp và bảo vệ sinh môi trường sinh thái.
Vụ đầu tiên cho thu hoạch, giống xoài Đài Loan trồng trên đất Mường Ảng đã khẳng định được năng suất, chất lượng và được bao tiêu đúng như cam kết của doanh nghiệp. Mô hình liên kết trồng và tiêu thụ cây ăn quả bước đầu phát huy hiệu quả, không chỉ giải quyết được đầu ra cho nông sản mà còn nâng cao nhận thức, tư duy sản xuất, trình độ canh tác cho người dân.
Huyện Tủa Chùa thực hiện mô hình trình diễn thử nghiệm giống lúa mới HaNa112 trên địa bàn xã Mường Đun với quy mô 13ha và 136 hộ gia đình tham gia. Mô hình triển khai từ tháng 1/2021 và đến thời điểm này cho thu hoạch với năng suất cao đạt 85 tạ/ha.
Được sự khuyến khích và hỗ trợ của UBND, Hội Nông dân xã, gia đình ông Nguyễn Văn Cường, đội 4, xã Noong Luống (huyện Điện Biên) đã mạnh dạn dồn điền, đổi thửa, tập trung cải tạo vườn tạp phát triển mô hình trồng bưởi Diễn, bưởi da xanh, cam trên diện tích 4.000m2.
Từ những kiến thức khoa học của một thanh niên giàu khát vọng, với sự ủng hộ của gia đình, một loại đông dược quý hiếm có tên nấm Đông trùng hạ thảo đã được nhân giống và nuôi trồng thành công tại Điện Biên. Đến nay nấm Đông trùng hạ thảo đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chứng nhận nông sản sạch của tỉnh, đồng thời mang lại nguồn thu trên 5 tỷ đồng/năm cho chủ sở hữu.
Ông Quàng Văn Thủy, Chủ tịch Hội Nông dân xã Quài Nưa (huyện Tuần Giáo) cho biết: Hiện nay, xã có trên 80% hộ sống bằng nghề nông nghiệp và chăn nuôi. Thời gian qua, Hội Nông dân xã đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển sang mô hình trồng cỏ, chăn nuôi nhốt gia súc đem lại nhiều hiệu quả (nguồn thức ăn luôn đầy đủ; kiểm soát được nguồn dịch bệnh; trâu, bò không phá nương…).
Sau khi bị tai nạn lao động năm 2011, chị Nguyễn Thị Như (bản Pú Tửu, xã Thanh Xương, huyện Điện Biên) mất đi một cánh tay. Song bằng ý chí, nghị lực mạnh mẽ chị Như đã vươn lên làm giàu bằng mô hình trồng chuối ngô, chuối tây kết hợp với chăn nuôi. Đến nay gia đình chị trở thành một trong những điển hình làm kinh tế giỏi ở địa phương và được nhiều người học hỏi.
Với sự đóng góp của cấp ủy, chính quyền, nhân dân và công sức hoàn thiện của lực lượng đoàn viên thanh niên, nhiều tuyến đường nội bản trên địa bàn huyện Mường Ảng đã được thắp sáng, góp phần đảm bảo an ninh trật tự, đổi thay diện mạo nông thôn.
Những năm qua, phong trào “Cựu chiến binh (CCB) giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” đã được các cấp hội CCB trong tỉnh triển khai rộng khắp, có hiệu quả. Thông qua phong trào, ngày càng xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu vượt khó vươn lên xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Nhằm chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản thâm canh đến các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh, góp phần phát triển quy mô, phương thức chăn nuôi. Trung tâm Khuyến nông - Giống cây trồng, vật nuôi tỉnh đã triển khai mô hình chăn nuôi bò sinh sản thâm canh tại huyện Ðiện Biên. Sau 18 tháng triển khai, mô hình bước đầu đem lại hiệu quả, giúp phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người dân.
Mỗi người một cách nghĩ, cách làm, nhưng với sự năng động, nhạy bén, nhiều đoàn viên thanh niên đã vươn lên, sáng tạo, phát huy tốt tiềm năng, lợi thế có sẵn của địa phương, xây dựng những mô hình kinh tế hiệu quả; từ đó nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống cho gia đình và hỗ trợ nhiều người khác trong cộng đồng có điều kiện sống, làm việc tốt hơn...
Cho đến thời điểm này, nhiều địa phương trên cả nước đã về đích nông thôn mới, song không dừng lại ở đó, người dân nhiều xã vẫn đang tiếp tục sôi nổi với phong trào thi đua ‘‘Chung sức xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu’’ với nhiều cách làm hay hướng đến xây dựng nông thôn mới bền vững.
Liên kết sản xuất có vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Những năm gần đây trên địa bàn tỉnh đã hình thành và tiếp tục đẩy mạnh phát triển chuỗi liên kết sản xuất có quy mô. Sản phẩm sản xuất theo chuỗi có giá trị kinh tế cao, cung cấp nguồn thực phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng.