Thông tin liên hệ
- 0215 3836 679
- nongthonmoidb@gmail.com
Nông thôn mới Điện Biên (Đã xem: 9 )
Giai đoạn 2016 - 2020, toàn tỉnh đã triển khai thực hiện 136 nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, gồm: 69 nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh; 14 nhiệm vụ KHCN cấp quốc gia; 53 mô hình ứng dụng KHCN vào sản xuất thuộc nhiệm vụ KHCN cấp huyện. Trong đó có gần 70% đề tài, dự án về KHCN nghiên cứu, thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực nông nghiệp; còn lại trên 30% thuộc lĩnh vực văn hóa, du lịch, y tế, giáo dục, an ninh - quốc phòng… Năm 2021, toàn tỉnh triển khai 24 nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp tỉnh, trong đó có 11 nhiệm vụ thuộc lĩnh vực nông nghiệp (chiếm 45,8%).
Ông Hồ Trung Kiên, Trưởng phòng Quản ký Kế hoạch Khoa học - Công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ) cho biết: Các nhiệm vụ triển khai trong lĩnh vực nông nghiệp góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc quy hoạch phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh; xây dựng và nhân rộng các mô hình ứng dụng công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị các sản phẩm nông sản chủ lực, sản phẩm OCOP của tỉnh.
Dự án “Ứng dụng công nghệ nuôi cá rô phi đơn tính siêu thâm canh bằng công nghệ Biofloc tại tỉnh Điện Biên” do Trung tâm Khuyến nông - Giống cây trồng, vật nuôi tỉnh triển khai có quy mô 4.400m2 thực hiện trong 24 tháng (2020 - 2022). Nuôi cá rô phi đơn tính bằng công nghệ Biofloc vừa tiết kiệm nước, vừa mang lại năng suất hiệu quả cao hơn phương pháp truyền thống và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Với công nghệ này, chất thải hữu cơ sẽ được xử lý thành nguồn prôtêin có chất lượng dinh dưỡng cao, trở thành thức ăn giàu đạm, giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh cho cá nên quá trình nuôi không cần thay nước thường xuyên.
Ông Lý Trường Huy, Trung tâm Khuyến nông - Giống cây trồng vật nuôi tỉnh cho biết: Tỷ lệ thả giống có mật độ cao hơn và hệ số thức ăn thấp hơn nên vừa tăng được quy mô sản xuất vừa tiết kiệm chi phí đầu tư, cho năng suất, sản lượng và giá trị kinh tế cao hơn so với mô hình nuôi cá thông thường. Mô hình này có thể áp dụng cho những vùng, khu vực ít nước, hoặc có nguồn nước vào ra không ổn định bởi công nghệ này rất tiết kiệm nước. Qua mô hình thử nghiệm cho thấy, năng suất cá đạt trên 70 tấn/ha.
Từ tháng 11/2020, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ KHCN (Sở Khoa học và Công nghệ) triển khai Dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng một số mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo tại 2 xã Pu Nhi và Noong U (huyện Điện Biên Đông)”. Thời gian thực hiện dự án là 3 năm.
Bà Trần Thị Thanh Hòa, Chủ nhiệm Dự án cho biết: Dự án xây dựng 3 mô hình gồm: Mô hình trồng cây lê VH6 với quy mô 6ha; mô hình nuôi ghép 5 loại (rô phi đơn tính, chép, mè, trắm, trôi) quy mô 2ha và mô hình trồng cỏ VA06 quy mô 1ha đều được áp dụng những quy trình kỹ thuật tiên tiến nhất. Người dân được hỗ trợ 100% cây, con giống; hỗ trợ 50% thức ăn và phân bón. Riêng đối với mô hình trồng lê và cỏ, Trung tâm đã tổ chức cho người dân đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm thực tế tại 2 tỉnh: Sơn La và Lào Cai. Hiện nay, các mô hình phát triển tốt, kỳ vọng mở ra một hướng phát triển kinh tế mới, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người dân trên địa bàn.
Ông Nguyễn Đức Hạnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cho biết: Giai đoạn 2021 - 2025, Sở sẽ tiếp tục ưu tiên nguồn vốn để triển khai các đề tài nghiên cứu và ứng dụng KHCN vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh nguồn vốn giao hàng năm, Sở tiếp tục kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư để triển khai các dự án, mô hình ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.
Nguồn tin: Bài, ảnh: Nhật Phương
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn