Thông tin liên hệ
- 0215 3836 679
- nongthonmoidb@gmail.com
Nông thôn mới Điện Biên (Đã xem: 8 )
Nghị quyết về Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025 đã được Quốc hội thông qua tháng 7/2021 với các tiêu chuẩn về nông thôn mới tăng lên. Trong khi các điều kiện thuận lợi của tỉnh ít dần đi, khiến quá trình xây dựng NTM trở nên khó khăn hơn. Trước thực trạng đó, tỉnh ta đã xây dựng phương án, lên kế hoạch xây dựng NTM phù hợp với tình hình mới.
Chiều ngày 13/1, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị tổng kết nhiệm vụ năm 2021, triển khai công tác năm 2022. Đồng chí Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự hội nghị.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị trực tuyến đánh giá kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng 11 tháng năm 2021; nhiệm vụ trọng tâm mùa khô 2021-2022.
Giúp khách hàng cập nhật thông tin nhanh chóng, không bị giới hạn về thời gian, khoảng cách địa lý, tiếp cận nhiều đối tượng khác nhau là những ưu điểm, tiện ích mang lại của việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm thông qua ứng dụng trên mạng internet. Trong bối cảnh Điện Biên chưa có sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT), trước mắt các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh đã lựa chọn ngày càng nhiều việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản - thế mạnh của tỉnh trên nhiều kênh internet như website riêng, zalo, facebook.
Mới đây, tại hội nghị bàn giải pháp phát triển cây Mắc ca trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thành Đô chỉ đạo: Các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị có vùng dự án phát triển cây Mắc ca cần tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp, nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ trồng loại cây “xóa đói giảm nghèo này”.
Sau 5 năm thực hiện Quyết định số 595/QĐ-UBND ngày 28/4/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch đẩy mạnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng giai đoạn 2016 - 2020 tại Điện Biên, ngành Nông nghiệp tỉnh đã chỉ đạo các địa phương triển khai lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện kế hoạch và đạt được một số kết quả nhất định như: Giúp người dân nâng cao nhận thức trong sản xuất bền vững, giảm sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hóa học, giảm lượng giống và nước tưới, tăng cường sử dụng phân hữu cơ, chế phẩm sinh học, nâng cao năng suất, chất lượng nông sản...
Năm 2020, mặc dù gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh song tổng giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp tỉnh ta vẫn đạt trên 3.800 tỷ đồng, chiếm 18,76% GRDP của tỉnh. 6 tháng đầu năm 2021, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn có sự tăng trưởng khá, ước đạt trên 1.944,6 tỷ đồng (tăng 3,72% so với cùng kỳ năm 2020), chiếm 19,47% GRDP toàn tỉnh. Tuy nhiên, đánh giá thực chất thì sự tăng trưởng ngành Nông nghiệp tỉnh chủ yếu do phát triển theo chiều rộng, hiệu quả kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng.
Điện Biên là tỉnh có tiềm năng về rừng. Đây cũng là nguồn tài nguyên, nguồn lợi về nhiều mặt; góp phần phòng chống thiên tai, giữ môi trường sinh thái và đặc biệt là ảnh hưởng lớn đến đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Chính vì vậy, Nghị quyết số 05 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIII về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 đã xác định một trong số mục tiêu quan trọng là tập trung bảo vệ diện tích rừng hiện có, nâng cao chất lượng khoanh nuôi tái sinh rừng, trồng rừng mới…
Hưởng ứng lời kêu gọi “Toàn dân tham gia ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19” ngày 16/5/2021 của Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Nậm Pồ. Ngày 18/5/2021 Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức trao tặng vật tư y tế và lương thực cho huyện Nậm Pồ để phòng, chống dịch Covid-19.
Thực hiện Ðề án “Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” đến năm 2020 và Kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp tỉnh, đã thúc đẩy sản xuất nông nghiệp tỉnh có bước phát triển mới. Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp đã từng bước hình thành và tạo chuyển biến trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa gắn với thế mạnh, lợi thế của từng địa phương và nhu cầu thị trường; đã thu hút, hình thành liên kết sản xuất theo chuỗi giữa doanh nghiệp và người dân.
Những năm qua, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp trong tỉnh đã và đang phát huy vai trò của Ban Thanh tra nhân dân (TTND), Ban Giám sát đầu tư cộng đồng (GSÐTCÐ) trong thực hiện quyền giám sát đối với việc chấp hành, thực hiện chủ trương, chính sách của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương. Nhờ đó, góp phần không nhỏ vào công tác phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi tiêu cực; kịp thời kiến nghị, đề xuất ý kiến, bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân.
Chương trình giám sát việc triển khai Nghị quyết của HĐND tỉnh về thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016 – 2020, ngày 25/3 đoàn giám sát HĐND tỉnh do đồng chí Lò Văn Muôn, Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn làm việc với Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và Sở Kế hoạch – Đầu tư. Tham gia đoàn giám sát có các đồng chí: Lò Văn Phương, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Giàng Thị Hoa, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới, những năm qua trên địa bàn huyện Nậm Pồ đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu với những cách làm hay, sáng tạo vận động nhân dân góp công, hiến đất xây dựng nhà văn hóa, làm đường, trường học… Từ đó góp phần cùng với cấp ủy, chính quyền đẩy nhanh tiến độ, thực hiện chương trình.
Ngày 24/12, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh”, giai đoạn 2016 - 2020. Tới dự có các đồng chí: Mùa A Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Phạm Đức Toàn, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Lò Văn Mừng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh…
Những năm qua, công tác giảm nghèo bền vững luôn được Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Ðiện Biên đặc biệt quan tâm. Nhờ vậy, các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống người dân ngày càng nâng lên; tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 48,14% (đầu năm 2016) xuống còn 33,05% (năm 2019); dự kiến đến cuối năm 2020 giảm còn 30,67% (giảm 17,47% so với năm 2016).
Là xã có nhiều dân tộc cùng sinh sống, trình độ dân trí không đồng đều, nguồn thu nhập chính chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo cao, nên xã Quài Tở, huyện Tuần Giáo bước vào xây dựng NTM gặp rất nhiều khó khăn, nhất là năm 2011 bước vào xây dựng NTM xã mới đạt 1 – 2 tiêu chí, một số cán bộ, đảng viên và nông dân vẫn còn chưa hiểu xây dựng nông thôn mới là làm cái gì...
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, năm 2019 bằng nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trong toàn tỉnh giảm trên 3%. Các chính sách hỗ trợ được triển khai thực hiện hiệu quả đã giúp các hộ nghèo phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Ðây là những tín hiệu đáng mừng để đảng bộ, chính quyền các cấp trong tỉnh tiếp tục nỗ lực thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo trong những năm tới.
Chiều ngày 18/7, Đoàn công tác của Học viện Nông nghiệp Việt Nam do Giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Thị Lan, Bí thư, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm 1 số mô hình sản xuất trên địa bàn huyện Điện Biên. Cùng đi với đoàn có đồng chí Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh
Hội thảo bàn về các giải pháp hợp tác, phát triển sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã được Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức vào sáng ngày 11/7. Tham gia hội thảo có Lãnh đạo các chi cục, phòng ban trực thuộc sở; lãnh đạo UBND, cơ quan chuyên môn các huyện; các công ty, doanh nghiệp đang đầu tư sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Cùng với việc thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, những năm qua, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) tỉnh còn tích cực tham gia phong trào thi đua “BÐBP chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM)” giai đoạn 2010 - 2020.