Thông tin liên hệ
- 0215 3836 679
- nongthonmoidb@gmail.com
Nông thôn mới Điện Biên (Đã xem: 8 )
Tuy nhiên, tăng trưởng nông nghiệp mới phát triển theo chiều rộng nên chưa thật sự ổn định, bền vững trong điều kiện ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai và dịch bệnh. Chất lượng nông sản hàng hóa được cải thiện nhưng sức cạnh tranh kém. Giá trị gia tăng của một số sản phẩm nông sản chưa nhiều, thiếu bền vững; chất lượng sản phẩm không đồng đều; vệ sinh an toàn thực phẩm còn hạn chế. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng có giá trị cao còn chậm, thị trường tiêu thụ bấp bênh. Việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp còn hạn chế; liên kết giữa người dân với doanh nghiệp để tập trung sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo mô hình cánh đồng lớn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; các chuỗi liên kết quy mô nhỏ.
Mục tiêu của kế hoạch tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh trong giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 là tăng cường hơn nữa việc phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững; thúc đẩy rộng ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; gắn với thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về Xây dựng nông thôn mới.
Theo đó, đến năm 2025 phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp bình quân 3,16%/năm; tăng năng suất lao động nông, lâm thủy sản bình quân đạt từ 5 - 6%/năm; phấn đấu hàng năm kêu gọi, thu hút từ 1 - 3 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; có 2 đơn vị cấp huyện hoàn thành xây dựng nông thôn mới; bình quân mỗi năm tăng từ 1 - 3 chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản an toàn được xác nhận…
Ðể đạt được mục tiêu đề ra, ngành chuyên môn đã tham mưu UBND tỉnh đề ra 9 giải pháp cụ thể; trong đó chú trọng việc tái cơ cấu theo hướng hiện đại, bền vững. Trước hết phải làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân về tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Tiếp đó là rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách về hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp; tiếp tục đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả; thực hiện tốt liên kết “4 nhà”, “5 nhà” trong sản xuất, chế biến, phân phối và tiêu thụ sản phẩm. Ðẩy mạnh tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế hợp tác; phát triển tạo lập các chuỗi liên kết sản xuất mới theo hướng bền vững, hiện đại, tránh tình trạng thiếu bền vững như một số chuỗi liên kết trong thời gian qua, đặc biệt đối với các sản phẩm OCOP, sản phẩm của dự án liên kết.
Một giải pháp quan trọng khác là thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, chính sách mang tính đột phá như: Phát triển bền vững chăn nuôi gia súc ăn cỏ (trâu, bò, dê) gắn với thị trường tiêu thụ; phát triển cây ăn quả lợi thế, đặc sản trên đất dốc theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung, bền vững; lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới; rà soát, đánh giá các mô hình sản xuất hiệu quả gắn với lợi thế, thế mạnh địa phương để tạo vùng nguyên liệu tập trung, làm cơ sở liên kết với hợp tác xã, doanh nghiệp. Ðồng thời tích cực kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư quan tâm đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Nguồn tin: Bài, ảnh: Thu Phương
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn