Thông tin liên hệ
- 0215 3836 679
- nongthonmoidb@gmail.com
Nông thôn mới Điện Biên (Đã xem: 9 )
Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh đã đăng ký bao tiêu sản phẩm bí xanh Tìa Dình (huyện Điện Biên Đông) với số lượng hơn 70 tấn/năm; đồng thời phối hợp với cấp ủy, chính quyền huyện xây dựng thương hiệu và tìm đầu ra ổn định cho các sản phẩm OCOP của địa phương.
Mới đây (ngày 24/2), UBND tỉnh ban hành Quyết định số 211/QÐ - UBND ngày 24/2/2021, phê duyệt Ðề án “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) tỉnh Ðiện Biên giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Mục tiêu Ðề án nêu rõ: Ðến năm 2025, tập trung nâng cao chất lượng các sản phẩm đã đạt “sao” và phát triển mới các sản phẩm OCOP, có ít nhất 90 - 100 sản phẩm OCOP đạt từ 3 - 4 sao cấp tỉnh; có 5 - 7 sản phẩm OCOP tiềm năng đạt 5 sao cấp quốc gia; đảm bảo 100% sản phẩm OCOP được truy xuất nguồn gốc... Giai đoạn 2026 - 2030, tập trung nâng cao chất lượng các sản phẩm đã được công nhận; tập trung phát triển sản phẩm mới, giám sát và tôn vinh các tổ chức OCOP, ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý và điều hành chương trình.
Ðến nay, Mường Ảng có 4 sản phẩm OCOP đạt 3 sao cấp tỉnh. Cả 4 sản phẩm đều là cà phê - sản phẩm nổi tiếng từ lâu của huyện. Ðây là sự công nhận đối với hạt cà phê Arabica nhưng có lẽ Mường Ảng còn giàu tiềm năng nông nghiệp hơn thế để phát triển đa dạng mỗi xã một sản phẩm tiêu biểu.
Sau 2 năm triển khai thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), toàn tỉnh có 35 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP, xếp hạng 3 sao và 4 sao. Tuy nhiên, việc phát triển các sản phẩm OCOP thành thương hiệu, có mặt ở nhiều thị trường để nâng cao hiệu quả kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Xây dựng sản phẩm OCOP (mỗi xã một sản phẩm) đã khó, nhưng việc đa dạng hóa, mở rộng thị trường càng khó hơn. Trong khi ngành du lịch tỉnh đang thiếu những sản phẩm đặc trưng, hấp dẫn của từng vùng miền để thu hút khách du lịch. Xác định được mối liên hệ mật thiết, những năm qua các cấp, ngành tỉnh đã triển khai phát triển sản phẩm OCOP đặc trưng kết hợp phát triển du lịch nói chung, du lịch nông nghiệp nói riêng nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch cũng như mở rộng thị trường cho các sản phẩm OCOP.
Sản phẩm OCOP kết tinh từ bàn tay tài hoa, khối óc sáng tạo, thổi hồn sức sống, chất liệu sinh động từ văn hoá dân gian, bản sắc địa phương...
Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) huyện Ðiện Biên Ðông chú trọng xây dựng, phát triển các sản phẩm đặc trưng của địa phương. Với nhiều giải pháp phù hợp với thực tế địa phương, cùng với sự hưởng ứng và nỗ lực của các chủ thể sản xuất, đến nay huyện Ðiện Biên Ðông đã có 4 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh từ 3 sao trở lên, là một trong các huyện có nhiều sản phẩm OCOP nhất tỉnh.
Trong những năm gần đây, người trồng cà phê Mường Ảng luôn phải đối mặt với những khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa luôn là bài toán nan giải đối với người nông dân. Trong điều kiện đó, mô hình sản xuất cà phê thóc ở bản Na Luông, xã Ẳng Nưa được kỳ vọng mở ra hướng đi mới để người nông có thể dân yên tâm sống được bằng loại cây này.
Tỉnh ta có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, với nhiều nông sản đặc trưng, như: Gạo tám; cà phê Mường Ảng; chè Tủa Chùa; nếp tan Na Son; bí đao Tìa Dình; khoai sọ Phì Nhừ; khoai sọ tím Tủa Chùa… Tuy nhiên hiện nay, việc phát triển các sản phẩm đặc sản vùng miền, lợi thế của địa phương trên địa bàn tỉnh đang gặp nhiều khó khăn; phần lớn các mô hình vẫn chỉ ở quy mô nhỏ, giá trị gia tăng của sản phẩm chưa cao.
Sáng nay (21/12), Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP năm 2020, tổ chức hội nghị đánh giá và xếp hạng sản phẩm tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2020. Đồng chí Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Chủ tịch Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP năm 2020 chủ trì hội nghị.
Sáng 25/8/2020, Tổ tư vấn Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia đã họp triển khai kế hoạch năm 2020 dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam.
Sáng 28/11, tại Sân hành lễ Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên đã tổ chức khai mạc trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP của tỉnh Điện Biên và các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2020.
Thời gian qua, công tác xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chú trọng, triển khai tích cực. Năm 2020, Sở đã xây dựng kế hoạch, chương trình và tham mưu UBND tỉnh tổ chức tổ chức hội nghị công bố quyết định công nhận sản phẩm OCOP tỉnh Ðiện Biên lần thứ nhất, tôn vinh 11 chủ thể với 24 sản phẩm đạt 3 sao, 2 sản phẩm đạt 4 sao.
Nhằm xây dựng thành công các sản phẩm OCOP, huyện Tủa Chùa chú trọng phát triển nông nghiệp thế mạnh của địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần giảm nghèo, nâng cao đời sống cho nhân dân.
Trải qua nhiều thế hệ, với biết bao thăng trầm, người dân Sín Chải, huyện Tủa Chùa vẫn gắn bó với cây chè cổ thụ. Sản phẩm chè cổ thụ đang từng bước phát triển song vẫn còn manh mún, công nghệ thô sơ, hiệu quả kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng. Những người tâm huyết cả đời với cây chè cổ thụ vẫn luôn đau đáu niềm trăn trở làm thế nào để cây chè cho thu nhập ổn định, bền vững.
Siêu thị được xác định là kênh trưng bày, phân phối, tiêu thụ hàng hóa ổn định. Do đó, thời gian qua tỉnh ta đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm đưa sản phẩm OCOP trưng bày tại các siêu thị trên địa bàn tỉnh với mục đích để người dân, khách du lịch biết, tìm hiểu và sử dụng các sản phẩm.
Trồng cà phê ở đất Mường Ảng, làm ra thứ cà phê uống chất lừ từ tỉnh Điện Biên. Đó là ông nông dân đẹp trai Trương Văn An, huyện Mường Ảng (tỉnh Điện Biên). Anh là ông chủ nhà máy rang xay cà phê quy mô nhất đất Điện Biên...
Lòng chảo Điện Biên nổi tiếng với đặc sản gạo thơm ngon. Những năm gần đây thương hiệu gạo Điện Biên đang bị mất thương hiệu. Sản phẩm gạo Tâm Sáng của HTX Dịch vụ tổng hợp Thanh Yên ra đời, thương hiệu gạo ngon của địa phương đang dần lấy lại niềm tin của người tiêu dùng.
Sau hơn một năm nỗ lực thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm, đến cuối năm 2019 huyện Tủa Chùa (tỉnh Điện Biên) đã có ba sản phẩm được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn OCOP, tiêu chuẩn 3 sao. Cùng với việc hỗ trợ chủ thể có sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, từ đầu năm 2020 đến nay, Phòng NN-PTNT huyện Tủa Chùa đã hỗ trợ HTX H’Mông Tủa Chùa hoàn thiện hồ sơ công nhận sản phẩm OCOP cho khoai sọ tím tại địa phương.
Bắt đầu triển khai thực hiện từ cuối năm 2018, đến nay Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” ở tỉnh Điện Biên đang có những bước đi đúng hướng. Việc thực hiện Chương trình sẽ tạo động lực để đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới tại địa phương.