Thông tin liên hệ
- 0215 3836 679
- nongthonmoidb@gmail.com
Nông thôn mới Điện Biên (Đã xem: 9 )
Bí xanh là sản phẩm nông nghiệp gắn bó với người dân xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên từ bao đời nay. Tuy nhiên, người dân trước đâychủ yếu trồng tự phát, manh mún, phục vụ nhu cầu gia đình, vì vậy năng suất và sản lượng thấp, giá trị kinh tế chưa cao.
Phát triển theo hướng hàng hóa
Từ năm 2018, thực hiện chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), xã Tìa Dình chú trọng phát triển, mở rộng diện tích trồng bí xanh theo hướng hàng hóa.
Vụ đầu tiên năm 2018, xã Tìa Dình đã vận động người dân trồng được gần 7ha. Qua thực tế cho thấy, cây bí xanh cho năng suất, sản lượng cao hơn hẳn so với các loại cây trồng khác trên cùng một đơn vị diện tích canh tác.
Trung bình 1ha đạt năng suất 7-8 tấn quả và có thể bán với giá bán trung bình 15.000 - 20.000 đồng/kg. Nếu so sánh với các loại cây trồng khác như ngô, lúa nương, sắn… thì bí xanh mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần. Một điểm nữa là bí xanh là cây ngắn ngày nên có thể quay vòng sản xuất nhanh. Trong quá trình trồng có thể kết hợp xen canh để tăng năng suất và thu nhập.
Giống bí xanh này vốn ruột đặc, thịt quả chắc, ăn ngon, không bị chua, rất thơm, dễ bảo quản và phù hợp với việc vận chuyển xa nên rất thuận lợi. Nếu mở rộng diện tích và áp dụng đúng phương pháp, quy trình kỹ thuật thì theo đánh giá của ngành nông nghiệp địa phương, bí xanh chắc chắn sẽ là cây chủ lực giúp người dân phát triển kinh tế.
Bí xanh Tìa Dình đã vào hệ thống siêu thị trong và ngoài tỉnh thông qua sự kết nối của các HTX. |
Nền tảng từ Hợp tác xã
Ðể phát triển sản phẩm bí xanhvà đặc biệt là hỗ trợ đầu ra cho người dân, chính quyền địa phương đã tạo điều kiện thành lập HTX nông nghiệp CCO Ðiện Biên Ðông. HTX đứng lên xây dựng liên kết chuỗi với sự tham gia của hơn 60 hộ dân để phát triển diện tích trồng bí xanh.
HTX còn tập trung hướng người dân sản xuất theo hướng hàng hóa chất lượng cao theo các tiêu chí của sản phẩm OCOP. Đế nay, HTX nông nghiệp CCO Ðiện Biên Ðông (thị trấn Điện Biên Đông) đã liên kết với người dân ở các xã, đào tạo về kỹ thuật sản xuất bí hàng hóa nhằm nâng cao chất lượng nông sản, đưa sản phẩm trở thành hàng hóa chất lượng cao.
HTX đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các thành viên và người dân đầu tư chăm sóc, mở rộng diện tích trồng và quan tâm đến các khâu từ thu hoạch, bảo quản sao cho đảm bảo giữ được chất lượng cao khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Có như vậy mới tạo ra được các sản phẩm hàng hóa chất lượng góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Cùng phát triển giống bí xanh đặc trưng của địa phương hiện nay còn có HTX Hoa Ban (xã Thanh Yên). Ngoài hướng dẫn các thành viên sản xuất bí theo tiêu chuẩn VietGAP, HTX Hoa Ban còn đứng ra bao tiêu toàn bộ sản phẩm.
Dưới sự kết nối của Phòng NN&PTNT huyện, HTX liên kết với hệ thống siêu thị Vinmart (Hà Nội) và hệ thống siêu thị Hoa Ba (TP Điện Biên Phủ). Các doanh nghiệp đã về tận nơi khảo sát tình hình, đánh giá chất lượng, nguồn cung và ký hợp đồng dài hạn với HTX.
Trong mối liên kết này, HTX Hoa Ban ngoài bảo đảm chất lượng còn chịu trách nhiệm đóng gói, dán tem theo đúng yêu cầu của đơn vị ký hợp đồng. Trung bình mỗi năm, HTX Hoa Ban cung cấp cho các siêu thị 10 tấn bí. Điều đáng nói là từ khi người dân tham gia các HTX, tình trạng bí xanh bí đầu ra đã được giải quyết. Hơn nữa, khi tham gia các HTX và bảo đảm quy trình sản xuất chính là điều kiện vững chắc để sản phẩm có thể đạt các tiêu chí trong chương trình OCOP.
Từ sự hoạt động hiệu quả của các HTX, huyện Điện Biên Đông đang tích cực hỗ trợ các HTX này mở rộng diện tích, đưa diện tích bí lên 15ha, đồng thời hỗ trợ các HTX hoàn thiện các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ, chế biến để gia tăng giá trị sản phẩm.
Nguồn tin: Hoàng Châu
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn