Thông tin liên hệ
- 0215 3836 679
- nongthonmoidb@gmail.com
Nông thôn mới Điện Biên (Đã xem: 8 )
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Nậm Pồ lần thứ III (nhiệm kỳ 2020 - 2025) xác định mục tiêu lớn nhất là tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện từ gần 50% xuống còn 30% vào năm 2025. Do vậy, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện xác định tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước là yếu tố quan trọng và xuyên suốt để tạo động lực phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Toàn tỉnh hiện có 231 hợp tác xã (HTX) với 10.065 thành viên, tổng số vốn điều lệ là 554.189 triệu đồng; trong đó 171 HTX đang hoạt động. Các HTX chủ yếu thuộc lĩnh vực nông nghiệp (123 HTX); xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng (22 HTX); vận tải (4 HTX); công thương (22 HTX).
Sau khi được công nhận đạt chuẩn OCOP, một số sản phẩm đặc trưng của tỉnh đang từng bước thâm nhập các thị trường lớn, giá trị sản phẩm và doanh thu của các chủ thể kinh tế tăng lên. Nhu cầu thị trường lớn đòi hỏi các doanh nghiệp, hợp tác xã mở rộng quy mô sản xuất, song thực tế đang gặp nhiều khó khăn.
Tỉnh ta có nhiều sản phẩm nông sản đặc trưng, trong đó một số sản phẩm đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường. Để khai thác tiềm năng, lợi thế, gia tăng giá trị sản phẩm, những năm gần đây, chính quyền các cấp, các doanh nghiệp, hợp tác xã đang nỗ lực xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản chủ lực.
Điện Biên là tỉnh có nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc trưng có thể xây dựng thành đặc sản mang “thương hiệu Điện Biên” để nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh, quảng bá thị trường và tìm hướng xuất khẩu. Song, ngay với thị trường trong nước, nông sản Điện Biên vẫn chưa có nhiều sản phẩm xây dựng được thương hiệu, chỉ dẫn địa lý nên chưa định vị được chỗ đứng. Điều đó cho thấy việc xây dựng thương hiệu đối với các mặt hàng nông sản chủ lực của Điện Biên đang là vấn đề cần được chính quyền, doanh nghiệp và người dân quan tâm.
Sau hơn 3 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và 1 năm thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại, ngành nông nghiệp của tỉnh đã có bước tiến đáng kể, kinh tế nông nghiệp từng bước chuyển dịch sang sản xuất hàng hóa, bộ mặt nông thôn được cải thiện rõ nét.
“Xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, chuyên canh, tạo thuận lợi cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đưa công nghệ mới vào sản xuất, đẩy mạnh cơ giới hóa, thúc đẩy liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao” được xác định là một trong những giải pháp quan trọng trong thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh.
“Nông dân thi đua sản xuất kinh, doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và thoát nghèo bền vững” là một trong những phong trào được Hội Nông dân huyện Ðiện Biên triển khai thực hiện có hiệu quả. Qua đó tạo khí thế thi đua sôi nổi, góp phần cổ vũ, động viên tinh thần, nghị lực vượt khó của hội viên. Nhiều nông dân đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên mảnh đất quê hương.
Một trong những kết quả nổi bật năm 2018 của huyện Ðiện Biên Ðông là xây dựng nông thôn mới (NTM). Mặc dù đến nay chưa có xã nào đạt chuẩn NTM, song Ðiện Biên Ðông lại là huyện có kết quả cao nhất so với các huyện khác trong việc “xóa” các xã dưới 5 tiêu chí NTM. Thời điểm tháng 6/2018, toàn huyện vẫn còn 10 xã dưới 5 tiêu chí, nhưng đến hết năm 2018, chỉ còn 1 xã dưới 5 tiêu chí NTM.