Thông tin liên hệ
- 0215 3836 679
- nongthonmoidb@gmail.com
Nông thôn mới Điện Biên (Đã xem: 9 )
Nhiều năm qua, cây dứa đã trở thành cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của người dân một số xã vùng cao huyện Mường Chà. Số hộ dân trồng dứa ngày càng nhiều, diện tích tăng nhanh, song số phận quả dứa Mường Chà vẫn rất long đong.
Nhằm đưa các sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của địa phương đến với Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã tập trung nâng cao chất lượng để mở rộng thị trường tiêu thụ. Bước đầu, một số sản phẩm đã được xếp hạng sản phẩm OCOP, góp phần tích cực thúc đẩy sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, mang lại thu nhập cho người dân để phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới.
Ðể hoàn thành thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, bên cạnh các cơ chế, chính sách thì yếu tố con người vẫn giữ vai trò quyết định, đặc biệt là việc xây dựng những “nông dân mới”.
Huyện Ðiện Biên có hơn 71.500 người trong độ tuổi lao động (chiếm 60% dân số toàn huyện), song tỷ lệ lao động chưa có việc làm thường xuyên và chưa qua đào tạo cao. Vì vậy, những năm qua công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn luôn được cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Ðiện Biên quan tâm nhằm nâng cao chất lượng lao động, tạo việc làm. Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được huyện coi là một giải pháp quan trọng trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Thực hiện Ðề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh, nhiều địa phương trong tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ cây có giá trị thấp sang trồng cây ăn quả có giá trị cao với chủ trương và cơ chế thông thoáng, xây dựng hướng đi mới trong phát triển cây ăn quả.
Một trong những kết quả nổi bật năm 2018 của huyện Ðiện Biên Ðông là xây dựng nông thôn mới (NTM). Mặc dù đến nay chưa có xã nào đạt chuẩn NTM, song Ðiện Biên Ðông lại là huyện có kết quả cao nhất so với các huyện khác trong việc “xóa” các xã dưới 5 tiêu chí NTM. Thời điểm tháng 6/2018, toàn huyện vẫn còn 10 xã dưới 5 tiêu chí, nhưng đến hết năm 2018, chỉ còn 1 xã dưới 5 tiêu chí NTM.
Thực hiện Quyết định số 1573/QÐ-TTg (ngày 9-8-2016) của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2016-2020, tỉnh Điện Biên được triển khai Ðề án Xây dựng nông thôn mới (NTM) vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực biên giới (gọi tắt Ðề án 29) với kỳ vọng giúp 29 xã biên giới về đích NTM nhanh hơn. Tuy nhiên, đến nay sau hơn hai năm triển khai, mục tiêu đề án chưa được như mong muốn.
Sáng 7/6, Đoàn công tác Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương do đồng chí Trần Nhật Nam, Phó Chánh Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương làm trưởng đoàn có buổi làm việc với Điện Biên về kết quả thực hiện tình hình xây dựng nông thôn mới (NTM); Đề án 29 xã biên giới vùng đồng bào dân tộc ít người, khu vực biên giới, nhằm phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia; thực trạng xây dựng NTM các xã dưới 5 tiêu chí. Đồng chí Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng NTM tiếp và làm việc với đoàn.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, đến tháng 8/2018, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) đã đạt được 8/15 tiêu chí của Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới.
Tính đến tháng 6/2018, tỉnh Điện Biên vẫn còn 26 xã đạt dưới 5 tiêu chí của chuẩn xây dựng nông thôn mới, chiếm hơn 20% số xã đạt dưới 5 tiêu chí trong cả nước. Tỉnh Điện Biên đang tập trung mọi nguồn lực phấn đấu từ nay đến hết năm 2018 sẽ không còn xã đạt dưới 5 tiêu chí của chuẩn nông thôn mới.
Đến tháng 10/2017, toàn huyện Điện Biên đã có 2/25 xã được UBND tỉnh Điện Biên công nhận xã đạt chuẩn NTM, 3 xã cơ bản đạt chuẩn NTM. Theo kế hoạch, lộ trình năm 2017, huyện Điện Biên phấn đấu 8 xã đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã đạt chuẩn lên 10/25 xã (đạt 40% số xã).
Sáng 27-7, tại TP Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) tổ chức Hội nghị toàn quốc về Xây dựng Nông thôn mới (NTM) tại các thôn, bản khó khăn gắn với giảm nghèo bền vững. Đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo T.Ư các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 dự và chỉ đạo hội nghị. Cùng dự có các thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020; lãnh đạo một số bộ, ban, ngành trung ương; đại diện lãnh đạo 44 thôn, bản, ấp đặc biệt khó khăn và gần 400 đại biểu các tỉnh, thành phố trong cả nước.