Thông tin liên hệ
- 0215 3836 679
- nongthonmoidb@gmail.com
Nông thôn mới Điện Biên (Đã xem: 9 )
Nhà văn hóa bản khang trang, có sân bê tông, tường bao, mái che chắc chắn; những cổng bản to đẹp; đường nội bản chạy đến từng ngõ ngách, từng cổng nhà… Ðó là các công trình đang làm đổi thay diện mạo mảnh đất Mường Pồn (huyện Ðiện Biên), được hoàn thiện nhờ nguồn lực từ nhân dân. Riêng năm 2020 này, các bản trên địa bàn xã đã chi gần 700 triệu đồng và gần 900 công lao động để xây dựng các công trình trên. Việc làm này đang trở thành phong trào được nhân dân hưởng ứng nhiệt tình, sôi nổi.
Xác định phát triển giao thông nông thôn có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, góp phần thực hiện thành công mục tiêu xây dựng nông thôn mới, những năm qua, huyện Mường Ảng đã nỗ lực huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là phát huy được sức dân để mở rộng, nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn.
Sau gần 4 năm thành lập, đi vào hoạt động, Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ tổng hợp Thanh Yên (huyện Điện Biên) mở hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa gạo chất lượng cao theo mô hình liên kết với nông dân, nâng cao hiệu quả kinh tế, được nông dân tin tưởng.
Những năm qua, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã được các cấp hội nông dân huyện Mường Ảng triển khai có hiệu quả. Nhiều nông dân sau khi được hỗ trợ đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Trà - loại đồ uống được coi là một trong những sản vật của vùng cao nguyên đá Tủa Chùa. Trải qua nhiều thăng trầm, gắn với nhiều số phận, từng là niềm trăn trở cả đời người, có “đắng chát”, có “ngọt ngào”. Hôm nay, những con người “yêu” trà Tủa Chùa đến say mê vẫn đang nỗ lực tìm một chỗ đứng vững vàng hơn, rộng khắp hơn... cho loại trà vùng cao nguyên đá.
Đến xã Thanh Chăn (huyện Điện Biên) vào những ngày tháng 7, ấn tượng đầu tiên chúng tôi cảm nhận được là những con đường bê tông thoáng đãng, phong quang và sạch sẽ. Được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2015, xã Thanh Chăn đã và đang có nhiều nỗ lực trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chung tay cùng với chính quyền địa phương giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
Sau nhiều năm triển khai, phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Ðiện Biên đã trở nên quen thuộc, gần gũi, được người dân chủ động và nhiệt tình tham gia. Từ nỗ lực phát triển kinh tế gia đình, giúp nhau vượt khó, tự nguyện hiến đất, chung sức làm các công trình cộng đồng đến dọn sạch đường làng, gieo trồng đường hoa làm đẹp thôn bản…
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Sam Mứn (huyện Ðiện Biên) đã tích cực vào cuộc với nhiều hoạt động thiết thực. Ðặc biệt, nhiều mô hình xây dựng NTM tại các chi hội đã phát huy hiệu quả và đang tiếp tục được nhân rộng.
Triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, những năm qua trên địa bàn huyện Ðiện Biên đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu với những cách làm hay, mô hình sáng tạo, góp phần cùng với đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình. Một trong những cá nhân điển hình là ông Phạm Văn Cường, Trưởng thôn Hưng Thịnh (xã Thanh Hưng).
Xây dựng nông thôn mới (NTM) được Ủy ban MTTQ xã Thanh Hưng (huyện Ðiện Biên) xác định là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết. Ðể đi tới thành công đòi hỏi các cấp, các ngành và toàn xã hội cùng tham gia. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, điều hành của chính quyền; MTTQ xã bám sát các nội dung nghị quyết của Ðảng ủy; chủ động xây dựng và ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn Ban công tác mặt trận khu dân cư triển khai thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Ðặc biệt MTTQ xã phối hợp với chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể xã tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân triển khai thực hiện tốt 5 nội dung của Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với thực hiện 19 tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM.
“Nông dân thi đua sản xuất kinh, doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và thoát nghèo bền vững” là một trong những phong trào được Hội Nông dân huyện Ðiện Biên triển khai thực hiện có hiệu quả. Qua đó tạo khí thế thi đua sôi nổi, góp phần cổ vũ, động viên tinh thần, nghị lực vượt khó của hội viên. Nhiều nông dân đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên mảnh đất quê hương.
Nằm cách TP. Ðiện Biên Phủ gần 40km, bản Pa Xa Lào, xã Pa Thơm (huyện Ðiện Biên) có gần 60 hộ dân tộc Lào sinh sống. Trước sự phát triển đa dạng của ngành công nghiệp may mặc nhưng hiện nay những phụ nữ ở Pa Xa Lào vẫn lưu giữ được nghề dệt thổ cẩm truyền thống, góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc.
Thực hiện dự án dồn điền đổi thửa, toàn bộ diện tích khoảng 40ha ruộng 2 vụ của 6 thôn trên địa bàn xã Thanh Hưng (huyện Ðiện Biên, tỉnh Điện Biên) đã được cải tạo bằng phẳng. Đất sản xuất được chia thành các thửa lớn, thuận lợi cho việc canh tác, nhất là việc áp dụng cơ giới hóa vào đồng ruộng của nông dân.
Thực hiện dự án dồn điền đổi thửa, toàn bộ diện tích khoảng 40ha ruộng 2 vụ của 6 thôn trên địa bàn xã Thanh Hưng (huyện Ðiện Biên, tỉnh Điện Biên) đã được cải tạo bằng phẳng. Đất sản xuất được chia thành các thửa lớn, thuận lợi cho việc canh tác, nhất là việc áp dụng cơ giới hóa vào đồng ruộng của nông dân.
Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông lâm nghiệp, tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo Quyết định số 45/2018/QÐ-UBND (Quyết định số 45), năm 2019 toàn tỉnh thu hút được 19 dự án liên kết sản xuất nông nghiệp gắn với tiêu thụ sản phẩm tại 8/10 huyện, thị xã, thành phố (trừ 2 huyện: Nậm Pồ và Ðiện Biên Ðông). Trong đó 13 dự án liên kết trong lĩnh vực trồng trọt và 6 dự án liên kết lĩnh vực chăn nuôi - thủy sản, với trên 1.100 hộ dân tham gia. Tổng kinh phí được hỗ trợ trên 23 tỷ đồng.
Nhằm phát triển chăn nuôi theo hướng liên kết an toàn, bền vững, thời gian qua, nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã ứng dụng thành công mô hình chăn nuôi theo chuỗi liên kết khép kín, áp dụng công nghệ theo tiêu chuẩn VietGAP, quản lý chặt chẽ về con giống, dịch bệnh và sử dụng các chế phẩm sinh học trong quá trình nuôi.
Tham gia xây dựng nông thôn mới (NTM), nhân dân xã Trung Thu, huyện Tủa Chùa đã nêu cao tinh thần, trách nhiệm, đóng góp nhiều công sức, tài sản. Một trong những tấm gương điển hình là gia đình anh Vừ A Sùng, ở bản Phô đã tự nguyện hiến đất xây dựng đường giao thông nông thôn.
Ðến đội 7, xã Thanh Xương (huyện Ðiện Biên), ấn tượng đầu tiên là những đoạn đường rực rỡ sắc hoa, từ trục đường chính cho đến những ngõ nhỏ. Các loại hoa đua nhau khoe sắc tạo nên cảnh quan tươi mới, thanh bình, giàu sức sống cho vùng nông thôn.
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Mường Nhé đã cùng với cấp ủy, chính quyền các xã đẩy mạnh việc tuyên truyền. Từ đó, tạo khí thế thi đua sôi nổi, rộng khắp, thu hút đông đảo cán bộ, hội viên và phụ nữ tham gia, mang lại hiệu quả thiết thực.
Bà Phạm Thị Tuyên, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT) huyện Tuần giáo cho biết: Sản xuất nông nghiệp thường gặp nhiều rủi ro do thời tiết, sâu bệnh, cùng với đó là việc không chủ động về đầu ra sản phẩm. Vì vậy, liên kết sản xuất được coi là một trong những giải pháp quan trọng giúp người dân trên địa bàn huyện có thu nhập ổn định, hướng đến phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa mang lại giá trị cao.