Văn phòng Nông thôn mới tỉnh Điện Biên

http://nongthonmoi.dienbien.gov.vn


Học tập mô hình xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Hà Giang

Từ ngày 23/7 đến 24/7/2020, Văn phòng Điều phối NTM tỉnh đã phối hợp với Hội liên Hiệp phụ nữ tỉnh Điện Biên tổ chức đoàn đi tham quan học tập kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Giang.
Tại buổi trao đổi kinh nghiệm giữa hai tỉnh Điện Biên và tỉnh Hà Giang
Chiều ngày 22/7/2020, Đoàn công tác của Hội liên Hiệp Phụ nữ các cấp tỉnh Điện Biên do đồng chí Vừ Đào My, Phó Chủ tịch Hội liên Hiệp Phụ nữ tỉnh làm Trưởng đoàn đã thăm và làm việc tại Hội liên Hiệp phụ nữ tỉnh Hà Giang. Tại buổi làm việc, Đoàn công tác tỉnh Điện Biên và tỉnh Hà Giang đã nghe báo cáo nhanh về tình hình, đặc điểm, một số kết quả đạt được sau 2 năm triển khai, toàn tỉnh hiện có 858 hộ đạt 8 tiêu chí “5 không, 3 sạch”. Thực tiễn cho thấy, đây là một cuộc vận động lớn, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong cán bộ, hội viên phụ nữ. Thời gian tới, Hội LHPN các cấp sẽ đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ tiếp tục duy trì hiệu quả chương trình để cùng chung sức, đồng lòng với cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện thành công mục tiêu xây dựng NTM.
hg 3
Đồng chí Vừ Đào My,Phó Chủ tịch HLHPN tỉnh Điện Biên phát biểu trao đổi kinh nghiệm tại buổi làm việc và tặng quà cho HLHPN tỉnh Hà Giang.
 
Tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình Chi hội phụ nữ 5 không, 3 sạch tham gia xây dựng Nông thôn mới tại Thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ.
dsc02551
dsc02548
Mô hình 5 không, 3 sạch, thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang
      Thôn Nặm Đăm, có 47 hộ, gồm 235 khẩu, là nơi sinh sống của người dân tộc Dao Chàm, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, kinh doanh dịch vụ Homestay, nên tiêu chí “3 sạch” được đặt lên hàng đầu để tạo ấn tượng, hình ảnh đẹp trong lòng du khách.
dsc02561
Mô hình 5 không, 3 sạch, thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang
 
 Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp nông lâm nghiệp thôn Sà Phìn A, xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang (còn gọi là Hợp tác xã Lanh Trắng) có 20 hội viên, chuyên sản xuất các sản phẩm thêu, dệt, nhuộm vải lanh truyền thống. Hợp tác xã  hình thành chuỗi khép kín, tự cung cấp nguyên vật liệu, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tạo công ăn việc làm cho 95 hội viên ở xã Sà Phìn và nhiều xã trong huyện Đồng Văn.
dsc02576
Đoàn Hội liên Hiệp Phụ nữ tỉnh Điện Biên trao đổi với Giám đốc HTX Lanh Trắng
Hợp tác xã Lanh Trắng có 3 cơ sở, gồm nơi sản xuất, địa điểm giới thiệu sản phẩm và nơi nhuộm vải. Năm qua, Hội phụ nữ huyện Đồng Văn và Hợp tác xã Lanh Trắng mở các lớp học nghề và thành lập nhiều tổ hợp tác liên kết với Hợp tác xã. Sản phẩm Hợp tác xã sản xuất được khách hàng trong và ngoài nước biết đến. Ở đây thu nhập xã viên bình quân từ 4 - 6 triệu đồng/tháng, còn những người liên kết với hợp tác xã thì thu nhập 2 - 3 triệu đồng/tháng.
dsc02590
Đoàn công tác của tỉnh Điện Biên thăm và tặng quà cho HTX Lanh Trắng
Hợp tác xã Lanh Trắng đang đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, bổ sung máy móc, phát triển vùng nguyên liệu trồng cây lanh. Theo lời Giám đốc Hợp tác xã Lanh Trắng, cho biết: “Huyện Đồng Văn tạo điều kiện, giúp đỡ mở Hợp tác xã. Nguyên liệu thu hút các xã khác trồng cây lanh luôn vì không thể làm hết công đoạn đó. Vải tự nhiên, nguyên chất, làm xong nhuộm bằng lá, củ nâu, củ mật gấu, lá nhựa xô có ở trên núi. Hợp tác xã Lanh Trắng đã góp phần giải quyết đáng kể công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, luôn là điểm tựa vững chắc cho phụ nữ dân tộc Mông ở xã Sà Phìn. Mô hình hợp tác xã Lanh Trắng sẽ được huyện Đồng Văn nhân rộng, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
Thông qua chuyến công tác tại các huyện của tỉnh Hà Giang là dịp để các thành viên trong đoàn công tác của Hội liên Hiệp Phụ nữ 2 tỉnh giao lưu, chia sẻ và học tập kinh nghiệm, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động của Hội liên Hiệp Phụ nữ các cấp, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới tại hai tỉnh./.
 

Tác giả bài viết: Hà Thăng - Văn phòng điều phối NTM tỉnh

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây