Thông tin liên hệ
- 0215 3836 679
- nongthonmoidb@gmail.com
Nông thôn mới Điện Biên (Đã xem: 9 )
Với những hoạt động tuyên truyền, vận động thiết thực, hiệu quả, Hội nông dân xã Thanh Minh, thành phố Điện Biên Phủ đã góp phần không nhỏ trong quá trình xây dựng nông thôn mới, tạo ra một diện mạo nông thôn với sức sống mới.
Ðến đội 7, xã Thanh Xương (huyện Ðiện Biên), ấn tượng đầu tiên là những đoạn đường rực rỡ sắc hoa, từ trục đường chính cho đến những ngõ nhỏ. Các loại hoa đua nhau khoe sắc tạo nên cảnh quan tươi mới, thanh bình, giàu sức sống cho vùng nông thôn.
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Mường Nhé đã cùng với cấp ủy, chính quyền các xã đẩy mạnh việc tuyên truyền. Từ đó, tạo khí thế thi đua sôi nổi, rộng khắp, thu hút đông đảo cán bộ, hội viên và phụ nữ tham gia, mang lại hiệu quả thiết thực.
Bà Phạm Thị Tuyên, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT) huyện Tuần giáo cho biết: Sản xuất nông nghiệp thường gặp nhiều rủi ro do thời tiết, sâu bệnh, cùng với đó là việc không chủ động về đầu ra sản phẩm. Vì vậy, liên kết sản xuất được coi là một trong những giải pháp quan trọng giúp người dân trên địa bàn huyện có thu nhập ổn định, hướng đến phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa mang lại giá trị cao.
Trước tình hình biến đổi khí hậu, đồng thời nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu dùng ngày càng chú trọng đến những mặt hàng nông sản an toàn, thời gian qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã đẩy mạnh việc vận động, khuyến khích, nhân rộng mô hình sản xuất theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm gắn với bảo vệ môi trường (mô hình nông nghiệp xanh).
Thực hiện tiêu chí số 17 về môi trường, huyện Tuần Giáo tăng cường công tác tuyên truyền vận động, kêu gọi sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị tại địa phương. Ðây là một tiêu chí sử dụng ít nguồn lực nhưng không phải dễ thực hiện nếu như người dân vẫn chưa có cái nhìn đúng đắn về việc bảo vệ môi trường sống của chính mình...
Trên địa bàn tỉnh hiện có 10 cơ sở xử lý chất thải đang hoạt động, trong đó 3 cơ sở xử lý bằng hình thức đốt kết hợp bãi chôn lấp, còn lại là xử lý theo hình thức bãi chôn lấp. Sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa, nhu cầu ngày càng cao của người dân trong tiêu dùng hàng hóa, nguyên vật liệu dẫn đến lượng chất thải phát sinh ngày càng lớn đã và đang gia tăng áp lực cho công tác thu gom, xử lý chất thải trên địa bàn.
Trong những năm qua, công tác thanh tra nhân dân và giám sát đầu tư cộng đồng tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã từng bước phát huy vai trò tham gia giám sát việc thực hiện các chủ trương của Ðảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các vấn đề liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của công dân. Qua đó, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, chống tham ô, lãng phí, thực hiện dân chủ ở cơ sở, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.
Những ngày này, Ðảng bộ xã Búng Lao (huyện Mường Ảng) đang hoàn tất những khâu cuối chuẩn bị Ðại hội Ðảng bộ xã lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Chúng tôi cảm nhận được niềm vui, sự phấn khởi của cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc nơi đây khi đã cán đích nông thôn mới (NTM). Tuy nhiên với họ, đây mới chỉ là thành quả bước đầu, chặng đường phía trước vẫn còn dài, việc cần làm lúc này là vừa phải duy trì các tiêu chí, vừa phát triển bền vững hơn nữa, giúp đời sống người dân không ngừng được cải thiện.
Ðể hoàn thành thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, bên cạnh các cơ chế, chính sách thì yếu tố con người vẫn giữ vai trò quyết định, đặc biệt là việc xây dựng những “nông dân mới”.
Nhờ sự chỉ dẫn của cán bộ xã Búng Lao (huyện Mường Ảng), chúng tôi tìm đến trang trại của anh Bạc Cầm Sáng ở bản Nà Dên. Anh là một trong những thanh niên tiêu biểu của bản dù tuổi đời còn khá trẻ (29 tuổi) nhưng đã sở hữu mô hình kinh tế trang trại cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh Sáng còn năng nổ tham gia công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi. Hiện nay, anh đang giữ vị trí Bí thư Chi đoàn bản và là ủy viên Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Điện Biên.
Nghề dệt từng là một trong các nghề thủ công đóng vai trò quan trọng trong đời sống của cộng đồng các dân tộc Điện Biên. Dù ngày nay nghề dệt truyền thống của đồng bào có phần mai một, nhưng nghề thủ công cổ truyền này vẫn có vị trí không nhỏ trong đời sống kinh tế, văn hóa của một bộ phận dân cư.
Ðiều tra, rà soát hộ nghèo là việc làm thường xuyên của mỗi địa phương vào cuối năm. Việc thực hiện tưởng rất đơn giản vì đã có thang điểm theo quy định của Nhà nước, thế nhưng khi triển khai thực tế thì những người thực hiện gặp nhiều khó khăn với những tình huống khó xử, bởi phần lớn người dân thích… nghèo!
Trong thời gian qua có nhiều mô hình cộng đồng tham gia vào công tác bảo vệ môi trường, góp phần đáng kể vào công tác xã hội hóa. Việc nhân rộng và phát huy các mô hình này nhằm tăng cường thực hiện các chủ trương, chính sách về bảo vệ môi trường là một trong những việc làm cần thiết trong việc xây dựng nông thôn mới (NTM).
au hơn 1 năm về đích nông thôn mới (NTM), Hội Nông dân xã Thanh Yên (huyện Ðiện Biên) luôn quan tâm đến công tác bảo vệ, giữ vững và nâng cao tiêu chí môi trường, góp phần duy trì môi trường sống xanh - sạch - đẹp.
Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM), các tiêu chí về văn hóa giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Với ý nghĩa quan trọng đó, thời gian qua, các xã NTM trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tiếp tục duy trì và nâng cao hơn nữa chất lượng các tiêu chí văn hóa, giúp người dân có đời sống tinh thần ngày càng phong phú.
Là xã có nhiều dân tộc cùng sinh sống, trình độ dân trí không đồng đều, nguồn thu nhập chính chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo cao, nên xã Quài Tở, huyện Tuần Giáo bước vào xây dựng NTM gặp rất nhiều khó khăn, nhất là năm 2011 bước vào xây dựng NTM xã mới đạt 1 – 2 tiêu chí, một số cán bộ, đảng viên và nông dân vẫn còn chưa hiểu xây dựng nông thôn mới là làm cái gì...
Huyện Ðiện Biên có hơn 71.500 người trong độ tuổi lao động (chiếm 60% dân số toàn huyện), song tỷ lệ lao động chưa có việc làm thường xuyên và chưa qua đào tạo cao. Vì vậy, những năm qua công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn luôn được cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Ðiện Biên quan tâm nhằm nâng cao chất lượng lao động, tạo việc làm. Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được huyện coi là một giải pháp quan trọng trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Chà Nưa là xã đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới của huyện Nậm Pồ. Ðể duy trì, nâng cao ý thức của người dân trong giữ gìn vệ sinh môi trường và xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư, Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành đoàn thể xã đã phát động triển khai các mô hình “Ðoạn đường tự quản”, “Khu dân cư sáng, xanh, sạch, đẹp” đến từng gia đình tại các thôn, bản. Nhờ đó 100% đoạn đường thôn bản trên địa bàn xã luôn xanh, sạch, đẹp...
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, năm 2019 bằng nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trong toàn tỉnh giảm trên 3%. Các chính sách hỗ trợ được triển khai thực hiện hiệu quả đã giúp các hộ nghèo phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Ðây là những tín hiệu đáng mừng để đảng bộ, chính quyền các cấp trong tỉnh tiếp tục nỗ lực thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo trong những năm tới.