Thông tin liên hệ
- 0215 3836 679
- nongthonmoidb@gmail.com
Nông thôn mới Điện Biên (Đã xem: 9 )
Bằng ý chí, khát vọng làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, Bí thư Chi đoàn Thùng Văn Huy, bản Nà Ín, xã Chà Nưa, huyện Nậm Pồ đã mạnh dạn khởi nghiệp, vượt qua những khó khăn xây dựng thành công mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Thời gian qua, người dân xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên) tích cực chuyển đổi giống cây kém hiệu quả sang các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao nhằm gia tăng giá trị canh tác, tăng thu nhập.
Trước những diễn biến phức tạp của bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước, tỉnh ta đã triển khai các biện pháp cấp bách nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người dân về bệnh, chuẩn bị vật tư, phương án đối phó không để bệnh bùng phát, lây lan, gây thiệt hại cho người chăn nuôi.
Những năm qua, chủ trương phát triển kinh tế gắn với bảo vệ rừng được cấp ủy, chính quyền các cấp chú trọng lãnh đạo chỉ đạo thực hiện và bước đầu mang lại hiệu quả. Nhiều diện tích rừng được bảo vệ, người dân nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ rừng và tăng thu nhập từ các mô hình kinh tế rừng.
“Gia đình là tế bào của xã hội, muốn xã hội phát triển tốt đẹp thì tế bào phải mạnh”. Xác định rõ điều đó, những năm qua phong trào xây dựng gia đình văn hóa trên địa bàn TX. Mường Lay luôn được quan tâm, cụ thể hóa bằng nhiều chương trình, hoạt động phù hợp với thực tế địa phương, tạo sức lan tỏa sâu rộng.
Tận dụng lợi thế về địa hình nhiều đồi núi, có bãi chăn thả rộng, nguồn thức ăn dồi dào, nhiều hộ dân xã Nà Tòng (huyện Tuần Giáo) đã mạnh dạn chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng hàng hóa, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.
Những năm qua, nhiều mô hình kinh tế nông nghiệp công nghệ cao, mô hình sản xuất theo hướng hàng hóa được xây dựng đã góp phần tăng năng suất, sản lượng sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập của người nông dân.
Mường Nhé có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi đại gia súc. Hiện nay chăn nuôi quy mô lớn, tập trung nhằm tạo sản phẩm hàng hóa là nhiệm vụ được huyện Mường Nhé chú trọng thực hiện, góp phần nâng cao tỷ trọng, gia tăng giá trị cho ngành chăn nuôi.
Những năm qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã được xã Mường Luân (huyện Điện Biên Đông) tích cực triển khai và ngày càng phát triển sâu rộng, thu hút đông đảo người dân tham gia thực hiện. Qua phong trào đã từng bước góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Phụ nữ chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM) đã trở thành phong trào lan tỏa mạnh mẽ, thu hút đông đảo các tầng lớp phụ nữ huyện Tuần Giáo tích cực tham gia. Bằng những việc làm cụ thể, thiết thực các Chi hội phụ nữ trong huyện đã góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của người dân địa phương.
Với mục tiêu tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo (GD&ÐT), nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh; chuẩn hóa, hiện đại hóa các hoạt động tổ chức và quản lý trường học, cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, tạo môi trường giáo dục và điều kiện học tập tốt nhất cho học sinh; những năm qua, huyện Ðiện Biên Ðông đã chú trọng triển khai nhiều giải pháp nhằm duy trì và nâng cao số trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn.
Trong những năm qua, phong trào "Tuổi trẻ chung sức xây dựng nông thôn mới" do Trung ương Đoàn phát động đã thắp lửa nhiệt huyết của đoàn viên, thanh niên. Các Chi đoàn trên địa bàn xã Búng Lao, huyện Mường Ảng đã tích cực đóng góp công sức, trí tuệ xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh. Phong trào chung tay xây dựng nông thôn mới đã làm thay đổi nhận thức của nhiều đoàn viên, thanh niên, giúp họ chủ động, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới.
Trong xây dựng nông thôn mới (NTM), tiêu chí số 17 về môi trường được xem là một trong những tiêu chí khó thực hiện nhất tại các địa phương. Tuy nhiên, thời gian qua, chính quyền, đoàn thể và nhân dân xã Mường Luân (huyện Điện Biên Đông) đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả để đảm bảo tiêu chí về môi trường, góp phần bảo vệ môi trường sống ngày càng xanh-sạch-đẹp, sớm về đích NTM theo lộ trình.
Năm 2017, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch 2203/KH-UBND về việc thực hiện cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2021 và định hướng đến năm 2026. Ðến nay, sau 3 năm triển khai thực hiện đã đạt một số kết quả khả quan, nhưng thực trạng ruộng đất manh mún, nhất ở các huyện vùng cao vẫn đang là trở ngại lớn nhất khi muốn nhân rộng mô hình; cùng với đó các chính sách hỗ trợ người dân chưa phát huy tối đa hiệu quả.
Những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Mường Ảng đã huy động mọi nguồn lực, vận động, tranh thủ sự đồng thuận của nhân dân để xây dựng giao thông, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Là địa bàn vùng cao, biên giới, huyện Mường Nhé xác định đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng là nhiệm vụ tiên quyết trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Vì thế, trên cơ sở nguồn đầu tư của Trung ương, của tỉnh, huyện tập trung đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm phục vụ nhu cầu đời sống, sản xuất của nhân dân, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn ở các xã vùng sâu, vùng xa.
Ðược thành lập từ tháng 10/2019 trên cơ sở hợp nhất Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư trực thuộc UBND thị xã với Trạm Thú y, Trạm Bảo vệ thực vật trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, tháng 3/2020, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp TX. Mường Lay chính thức ra mắt và đi vào hoạt động. Sau hơn 4 tháng, Trung tâm đã bước đầu cho thấy hiệu quả trong hoạt động tư vấn, chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, quá trình hoạt động của Trung tâm cũng phát sinh một số khó khăn, bất cập, vướng mắc.
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Huyện ủy, HÐND, UBND huyện với quyết tâm chính trị cao bằng các chương trình hành động cụ thể, thiết thực cùng với sự chung sức đồng lòng của cả hệ thống chính trị và nhân dân đã giúp huyện Ðiện Biên đạt nhiều thành tích nổi bật. Kết quả xây dựng NTM đã góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, đảm bảo an ninh trật tự; bộ mặt nông thôn thay đổi rõ rệt, đời sống người dân được nâng cao.
Xây dựng nông thôn mới (NTM) được Ủy ban MTTQ xã Thanh Hưng (huyện Ðiện Biên) xác định là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết. Ðể đi tới thành công đòi hỏi các cấp, các ngành và toàn xã hội cùng tham gia. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, điều hành của chính quyền; MTTQ xã bám sát các nội dung nghị quyết của Ðảng ủy; chủ động xây dựng và ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn Ban công tác mặt trận khu dân cư triển khai thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Ðặc biệt MTTQ xã phối hợp với chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể xã tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân triển khai thực hiện tốt 5 nội dung của Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với thực hiện 19 tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM.
Việc hoàn thành các tiêu chí trong Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới đối với các xã ở tỉnh ta đã khó, song việc giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí lại càng khó hơn, nhất là tiêu chí môi trường. Vì thế, để duy trì và nâng cao chất lượng tiêu chí môi trường luôn đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự cố gắng nỗ lực của các tầng lớp nhân dân, chính quyền sở tại.