Thông tin liên hệ
- 0215 3836 679
- nongthonmoidb@gmail.com
Nông thôn mới Điện Biên (Đã xem: 9 )
Là huyện vùng cao được thụ hưởng Nghị quyết 30a của Chính phủ, cùng với việc khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về đất đai, Điện Biên Đông còn đặc biệt quan tâm tới việc chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân. Từ đó góp phần thay đổi nếp nghĩ cách làm, nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm, xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
Rừng không chỉ đem lại lợi ích kinh tế mà còn là “lá chắn xanh” hữu hiệu góp phần giảm thiệt hại do thiên tai gây ra. Thiên tai xảy ra trên địa bàn tỉnh ta với nhiều biểu hiện, như: Giông sét, lốc gây lũ, ngập lụt, sạt lở đất, sụt lún đất; rét đậm rét hại… Từ năm 2020 đến nay thiên tai đã gây thiệt hại hơn 271 tỷ đồng tài sản của Nhà nước và nhân dân; làm 6 người chết, 7 người bị thương. Trước diễn biến thất thường của thời tiết như hiện nay, công tác bảo vệ và phát triển rừng được xem là giải pháp quan trọng góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, điều hòa khí hậu, phòng chống thiên tai.
Những năm qua, nguồn lực đầu tư cho người dân vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh là rất lớn. Tuy nhiên, đời sống của người dân nhìn chung còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao. Một trong những nguyên nhân chính là tư duy, tập quán canh tác sản xuất của người dân còn lạc hậu, chủ yếu tự cung tự cấp, phụ thuộc tự nhiên; không ít người còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Vì vậy, để xóa đói giảm nghèo, nhất thiết phải thay đổi tư duy sản xuất của người dân.
Để tiến độ sản xuất vụ mùa 2021 đảm bảo đúng khung lịch thời vụ, ngay sau khi kết thúc vụ đông xuân, ngành Nông nghiệp đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn phối hợp chính quyền địa phương tuyên truyền người dân tập trung làm đất, chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho sản xuất vụ mùa. Đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh đã gieo cấy được 10.026,9ha/19.742ha (đạt 50,8% kế hoạch). Trong đó huyện Điện Biên gieo cấy 4.955,8ha; Điện Biên Đông 922ha; Tuần Giáo 1.270,5ha; Mường Chà 194ha; Tủa Chùa 615ha; Nậm Pồ 1.165,6ha; TX. Mường Lay 225,9ha; TP. Điện Biên Phủ 678ha.
Bằng những phong trào, mô hình thiết thực, phụ nữ tỉnh ta đang phát huy vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường, xây dựng và thực hiện các giải pháp phục hồi, gìn giữ hệ sinh thái, môi trường sống xanh, sạch, đẹp.
Từ năm 2017 đến nay, người dân xã Thanh Nưa (huyện Điện Biên) đã chuyển 230ha đất lúa 1 vụ sang trồng ngô, khoai và các loại rau màu. Đây là các loại cây vốn đầu tư ít, kỹ thuật chăm sóc không quá khó nhưng lại tăng được thu nhập kinh tế hộ gia đình; giải quyết việc làm cho một số lao động nông thôn trên địa bàn.
Nhiều giải pháp thu hút doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp đã được tỉnh ta triển khai và bước đầu đạt một số kết quả tích cực. Nông nghiệp chuyển dịch từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang hàng hóa tập trung; sản lượng nhiều loại nông sản tăng vượt trội, đã hình thành những chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ.
Những năm qua, bên cạnh việc đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, hồ chứa, tỉnh ta cũng ưu tiên nguồn vốn để kiên cố hóa hệ thống kênh mương dẫn nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nhiều tuyến kênh đất được kiên cố hóa góp phần mở rộng diện tích tưới, tăng diện tích sản xuất lúa 2 vụ, giảm thất thoát nước.
Những năm qua, nhiều mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Tuần Giáo đã có đổi mới, phát triển, góp phần tích cực trong xây dựng nông thôn mới, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
Vụ mùa năm nay, huyện Tuần Giáo sẽ gieo cấy trên 1.767ha lúa, đến thời điểm này, nông dân đang khẩn trương tập trung nhân lực, vật lực đẩy nhanh tiến độ sản xuất lúa mùa, đảm bảo đúng khung thời vụ. Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa vụ mùa, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động bà con ngay sau khi kết thúc vụ đông xuân tiến hành làm đất, chủ động nguồn nước tưới, vệ sinh đồng ruộng, chuẩn bị giống, vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật phục vụ sản xuất.
Là vụ sản xuất chính trong năm, vụ lúa mùa 2021, ngành nông nghiệp tỉnh đề ra mục tiêu phấn đấu tổng sản lượng thu hoạch toàn tỉnh đạt trên 102.550 tấn. Phát huy thắng lợi của vụ sản xuất đông - xuân 2020 – 2021, hiện nay các địa phương trong tỉnh đã và đang triển khai sản xuất gieo cấy lúa mùa trong khung thời vụ tốt nhất.
Những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Tuần Giáo đẩy mạnh phong trào trồng cây gây rừng để phủ xanh đất trống, đồi trọc... Bằng nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ, đến nay nhiều diện tích rừng trên địa bàn huyện đã được khôi phục (nâng tỷ lệ che phủ rừng toàn huyện lên gần 38%); góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao thu nhập cho người dân.
Huyện Tủa Chùa có 14.176 phụ nữ từ 18 tuổi trở lên, trong đó có 9.296 người là hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) sinh hoạt tại 121 chi hội thuộc 12 cơ sở hội, 1 đơn vị trực thuộc. Thời gian qua, Hội LHPN huyện Tủa Chùa đã không ngừng phát huy tinh thần trách nhiệm, sáng tạo trong thực hiện các phong trào thi đua, nhất là trong phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, góp phần quan trọng vào thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương.
Trong những năm qua, công tác giao khoán, khoanh nuôi bảo vệ và tái sinh rừng đã nhận được sự đồng thuận, ủng hộ của cộng đồng dân cư sống gần rừng. Đây được xem như là một trong những giải pháp hiệu quả khôi phục, phát triển rừng.
Những ngày hè nắng gió, mồ hôi đẫm ướt lưng áo của những người đưa ong đi kiếm mật hoa. Năm này qua năm khác, mùa nào hoa nấy, người nuôi ong với cuộc hành trình, “di cư” cùng đàn ong của mình. Người và ong rong ruổi khắp các cung đường bất kể nắng hay mưa, để mưu sinh và làm mật ngọt cho đời.
Ông Quàng Văn Thủy, Chủ tịch Hội Nông dân xã Quài Nưa (huyện Tuần Giáo) cho biết: Hiện nay, xã có trên 80% hộ sống bằng nghề nông nghiệp và chăn nuôi. Thời gian qua, Hội Nông dân xã đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển sang mô hình trồng cỏ, chăn nuôi nhốt gia súc đem lại nhiều hiệu quả (nguồn thức ăn luôn đầy đủ; kiểm soát được nguồn dịch bệnh; trâu, bò không phá nương…).
Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018 - 2020, huyện Mường Nhé đặt mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2020 có ít nhất một sản phẩm trở lên được công nhận đạt chuẩn OCOP. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn nên đến nay Mường Nhé là huyện duy nhất trong tỉnh chưa có sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP.
Đến xã Xá Nhè, huyện Tủa Chùa, hỏi thăm chị Hạng Thị Sú ai cũng biết. Không chỉ là phụ nữ dân tộc Mông tiêu biểu, điển hình về làm kinh tế giỏi, chị Sú được biết đến là người có công giúp nhiều chị em trong xã Xá Nhè vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.
Là một trong những huyện nghèo của cả nước, kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao... Song nhờ tập trung triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay huyện Điện Biên Đông đã có nhiều thay đổi rõ rệt. Kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư; kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh đảm bảo; thu nhập của người dân được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm, bộ mặt nông thôn đang từng ngày khởi sắc...
Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng lúa gạo, tiến tới tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, thời gian qua, ngành Nông nghiệp, các HTX đã tích cực chủ động phối hợp với các doanh nghiệp sản xuất lúa giống tổ chức thực hiện các mô hình trồng khảo nghiệm giống lúa mới. Từ đó lựa chọn những giống có năng suất, chất lượng tốt bổ sung vào cơ cấu giống và đưa vào canh tác trên địa bàn tỉnh.