Thông tin liên hệ
- 0215 3836 679
- nongthonmoidb@gmail.com
Nông thôn mới Điện Biên (Đã xem: 8 )
Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 07/2022/QÐ-TTg quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 (Chương trình).
Chiều nay (13/7), dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận cho ý kiến về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo và An sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021-2025.
Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, sản xuất rau an toàn được ngành Nông nghiệp, chính quyền địa phương quan tâm hướng dẫn, hỗ trợ người dân. Tại một số vùng chuyên canh rau, sản xuất rau an toàn đang trở thành hướng phát triển chính.
Nhiều sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu trên thị trường thế giới. Điều này đã khiến các hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại Việt Nam chưa mang lại nhiều giá trị. Hơn nữa, các hoạt động dịch vụ cung cấp thông tin và dự báo về thị trường sản phẩm nông nghiệp trên thế giới chưa được đầy đủ làm hạn chế khả năng tiếp cận thị trường của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam.
Hiện nay, huyện Ðiện Biên có 32 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp đang hoạt động với 6.154 xã viên, tổng số vốn điều lệ 88,576 tỷ đồng. Trong đó có 27 HTX dịch vụ nông nghiệp và 5 HTX thủy sản. Thực hiện các chính sách về hỗ trợ phát triển HTX, đặc biệt thực hiện Quyết định 461/QÐ-TTg ngày 27/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Ðề án phát triển 15.000 HTX, liên hiệp HTX, nhiều HTX trên địa bàn huyện đã được hỗ trợ phát triển.
Tỉnh ta có tiềm năng phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi đại gia súc nhưng hiện nay chăn nuôi trên địa bàn tỉnh chủ yếu ở quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình, sản lượng, giá trị sản phẩm còn thấp. Ðể khắc phục tình trạng manh mún, hướng tới phát triển bền vững, thời gian qua tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế khuyến khích, hỗ trợ người dân phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã (HTX) kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021 - 2025.
Liên kết sản xuất có vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Những năm gần đây trên địa bàn tỉnh đã hình thành và tiếp tục đẩy mạnh phát triển chuỗi liên kết sản xuất có quy mô. Sản phẩm sản xuất theo chuỗi có giá trị kinh tế cao, cung cấp nguồn thực phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng.
03 năm trở lại đây, các huyện, thị xã, thành phố đã vận dụng linh hoạt những chính sách, nguồn vốn hỗ trợ người dân phát triển, mở rộng diện tích cây ăn quả. Nhờ đó diện tích cây ăn quả toàn tỉnh liên tục tăng và điểm mới trong giai đoạn này là 100% dự án đều thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất.
Theo quy định tại Nghị định số 52/2018/NÐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có nghề, làng nghề truyền thống được công nhận. Các nghề, làng nghề chỉ cơ bản đạt các tiêu chí và sản xuất mang tính tự phát, quy mô nhỏ, hầu hết thiếu vốn, chưa được hỗ trợ đầu tư về hạ tầng, trang thiết bị công nghệ lạc hậu. Bởi vậy chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa đa dạng để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Phát triển nông sản theo chuỗi mang lại nhiều lợi ích như: Nông dân chủ động đầu ra sản phẩm, doanh nghiệp (DN) có nguồn hàng chất lượng cao, cơ quan chức năng dễ quản lý và người tiêu dùng truy xuất được nguồn gốc sản phẩm... Thế nhưng đến nay việc liên kết này vẫn còn hạn hẹp, tình trạng nông dân tự sản, tự tiêu vẫn diễn ra phổ biến trên địa bàn tỉnh.
Sau khi được công nhận đạt chuẩn OCOP, một số sản phẩm đặc trưng của tỉnh đang từng bước thâm nhập các thị trường lớn, giá trị sản phẩm và doanh thu của các chủ thể kinh tế tăng lên. Nhu cầu thị trường lớn đòi hỏi các doanh nghiệp, hợp tác xã mở rộng quy mô sản xuất, song thực tế đang gặp nhiều khó khăn.
Triển khai Quyết định số 45/2018/QÐ-UBND ngày 24/12/2018 của UBND tỉnh về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, huyện Tủa Chùa đã xây dựng nhiều dự án phát triển sản xuất nông nghiệp, thu hút được một số chủ thể kinh tế tham gia. Sau hơn 1 năm thực hiện, các dự án đã bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế, nhiều dự án được nhân rộng, tăng về quy mô sản xuất, nhiều mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp được hình thành.
Thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 18/3/2002 của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, đến nay các hợp tác xã (HTX) của tỉnh nói chung, HTX nông nghiệp nói riêng đang phát triển tương đối nhanh, chuyển biến tích cực. Mặc dù vậy, việc phát triển của HTX nông nghiệp vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Nhiều HTX sau khi thành lập, chuyển đổi nhưng vẫn loay hoay tìm chỗ đứng trên thị trường, dẫn đến ngừng hoạt động, giải thể.
Trong 10 năm đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QÐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ trong xây dựng nông thôn mới, toàn tỉnh có gần 82.000 người tham gia học nghề, gần 54.000 lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề theo chính sách. Số lao động nông thôn có việc làm sau khi học xong là hơn 40.700 người, đạt 75,7%. Một số mô hình đào tạo nghề thí điểm tỷ lệ học viên có việc làm sau đào tạo đạt 90%. Như: Trồng và chế biến cà phê, kỹ thuật chăn nuôi lợn, gà đồi, vườn; vận hành máy thi công nền...
Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông lâm nghiệp, tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo Quyết định số 45/2018/QÐ-UBND (Quyết định số 45), năm 2019 toàn tỉnh thu hút được 19 dự án liên kết sản xuất nông nghiệp gắn với tiêu thụ sản phẩm tại 8/10 huyện, thị xã, thành phố (trừ 2 huyện: Nậm Pồ và Ðiện Biên Ðông). Trong đó 13 dự án liên kết trong lĩnh vực trồng trọt và 6 dự án liên kết lĩnh vực chăn nuôi - thủy sản, với trên 1.100 hộ dân tham gia. Tổng kinh phí được hỗ trợ trên 23 tỷ đồng.
Thông qua các chính sách hỗ trợ sản xuất của Chương trình 135/CP, Nghị quyết 30a, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, hàng nghìn hộ dân trên địa bàn huyện Ðiện Biên Ðông đã được hỗ trợ các loại con giống trâu, bò, dê… nhằm tạo sinh kế, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững. Song bên cạnh mặt tích cực, việc hỗ trợ con giống còn những bất cập, nhất là chất lượng con giống khiến một số dự án chưa phát huy hiệu quả. Cùng với đó, hầu hết chương trình, dự án hiện nay chưa quan tâm đến việc theo dõi, đánh giá hiệu quả sau đầu tư.
Vượt lên những rào cản của một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, Ðiện Biên đã và đang nỗ lực triển khai các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính, tạo đột phá thu hút đầu tư.
Những năm qua, tỉnh ta đã xây dựng nhiều kế hoạch, chính sách hỗ trợ nhằm thực hiện hiệu quả Ðề án “Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”. Sau gần 5 năm thực hiện, kinh tế nông nghiệp đã có những khởi sắc, từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, đời sống nông dân từng bước được nâng cao.
Tạo sinh kế bền vững cho người dân là nội dung “then chốt” của Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM). Bởi vì “có thực mới vực được đạo”, đời sống người dân có nâng cao, đảm bảo thì mới tạo nguồn lực để chung sức cùng Ðảng, Nhà nước xây dựng NTM. Tuy nhiên, để phát triển sinh kế mang lại hiệu quả bền vững là việc không dễ dàng.